Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống PCTT Việt Nam: Bảo vệ thành quả, góp phần phát triển bền vững đất nước

Sỹ Hào - CĐ - 09:51, 19/05/2021

Thiên tai ngày càng cực đoan, với cường độ lớn, trái quy luật. Điều này đòi hỏi lực lượng phòng, chống thiên tai (PCTT) nói riêng, toàn xã hội nói chung phải chuẩn bị chu đáo mọi mặt để chủ động phòng, chống và phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống PCTT Việt Nam (22/5/1946 - 22/5/2021), Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về PCTT - Tổng Cục trưởng Tổng cục PCTT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xung quanh vấn đề này.

Ông Trần Quang Hoài và nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng kiểm tra tàu thuyền neo đậu tránh bão tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) trước cơn bão số 9, tháng 10/2020.
Ông Trần Quang Hoài và nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng kiểm tra tàu thuyền neo đậu tránh bão tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) trước cơn bão số 9, tháng 10/2020.

PCTT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội chứ không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Ông đánh giá như thế nào về nhận định này?

Để có được nền tảng vững chắc, đáng tự hào trong sự nghiệp PCTT như ngày nay, đã biết bao thế hệ cha anh, các lực lượng và người dân đã đổ mồ hôi và nước mắt, hy sinh tính mạng đấu tranh kiên cường với thiên tai.

Trong thiên tai, chúng ta đã chứng kiến hình ảnh của cán bộ làm công tác PCTT, lực lượng vũ trang không quản ngại nguy hiểm, khó khăn trực tiếp đến hiện trường cùng với Nhân dân triển khai các biện pháp ứng phó. Các địa phương đã phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sau thiên tai, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã trực tiếp đến khu vực bị ảnh hưởng của mưa, lũ, bão để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, nhất là trong đợt mưa lũ, bão tháng 10 - 11/2020, triển khai tổng lực các lực lượng, tập trung tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm nhu yếu phẩm, không để người dân bị thiếu đói.

Chúng ta đã chứng kiến người dân kiên cường chống chọi, chung tay giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Mỗi lần có thiên tai thì tinh thần cố kết cộng đồng và truyền thống tương thân tương ái, nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách của dân tộc ta càng được phát huy cao độ. Nội dung này cũng đã được đúc kết, quy định trong Luật PCTT và Nghị quyết 76/NQ-CP của Chính phủ về công tác PCTT.

Kể từ khi Ủy ban Trung ương hộ đê được thành lập theo Sắc Lệnh số 70 ngày 22/5/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến nay, sự nghiệp PCTT của nước ta đã có những bước tiến như thế nào, thưa ông?

Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, công tác hộ đê, phòng lụt được Đảng và Bác đặc biệt quan tâm. Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc Lệnh số 70, thành lập Ủy ban Trung ương hộ đê.

Công tác PCTT đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương tới cơ sở. Lần đầu tiên, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị riêng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020).

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từng bước hoàn thiện. Trong đó, năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều; hiện đang xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và tham mưu chỉ đạo PCTT từng bước hoàn thiện. Đặc biệt là ở cấp Trung ương, nâng tầm BCĐ Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban và thành lập Tổng cục PCTT kiêm Văn phòng Thường trực BCĐ.

Thành lập lực lượng xung kích PCTT tại 95% số xã và xây dựng các mô hình đại diện các vùng, miền trên cả nước đã phát huy hết sức hiệu quả khi ứng phó với thiên tai. Nhất là trong đợt mưa lũ tháng 10/2020 tại miền Trung, lực lượng này đã triển khai cứu người, sơ tán tài sản đến nơi an toàn.

Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng được triển khai toàn diện với nhiều phương thức khác nhau, có nhiều cải tiến, kết hợp hiệu quả giữa phương tiện truyền thông hiện đại (phát thanh, truyền hình, Website, Facebook, tin nhắn Viber), bằng nhiều thứ tiếng dân tộc phù hợp với thực tế tại từng khu vực, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Ông Trần Quang Hoài thăm nơi tránh trú bão của người dân quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng sáng 28/10/2020 trước khi bão số 9 đổ bộ.
Ông Trần Quang Hoài thăm nơi tránh trú bão của người dân quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng sáng 28/10/2020 trước khi bão số 9 đổ bộ.

Chiến lược PCTT hiện đã được điều chỉnh để phù hợp trong tình hình mới. Ông có thể cho biết cụ thể hơn vấn đề này?

Từ năm 2007, Chiến lược quốc gia PCTT đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 23/11/2007. Việc thực hiện chiến lược này đã huy động được nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác PCTT.

Để đáp ứng yêu cầu PCTT trong tình hình mới, ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 379/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu chung của Chiến lược là chủ động PCTT, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước; từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững KT-XH, giữ vững an ninh, quốc phòng.

Một trong những mục tiêu cụ thể của Chiến lược là đến năm 2030, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi bão, lũ, giảm 50% thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất so với giai đoạn 2011 - 2020; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp hơn giai đoạn 2011 - 2020, không vượt quá 1,2% GDP.

Chiến lược đặt ra mục tiêu cao nhất là người dân được bảo đảm an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, lũ quét.

Những thách thức trong công tác PCTT hiện nay, giải pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại là gì, thưa ông?

Những năm gần đây, thiên tai trên thế giới cũng như trong nước diễn biến cực đoan, bất thường, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động KT-XH, trong đó bão mạnh, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn… xuất hiện với tần suất ngày càng cao.

Năm 2021, dự báo số lượng bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta ở mức tương đương trung bình nhiều năm; nguy cơ lũ, ngập lụt trên các vùng miền cả nước; lũ quét và sạt lở đất xuất hiện sớm tại vùng núi khu vực Tây Bắc và Việt Bắc… Để sẵn sàng ứng phó với thiên tai, BCĐ đã xây dựng phương án chỉ đạo ứng phó với bão mạnh, lũ lớn khu vực Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, BCĐ Trung ương về PCTT đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát phương án ứng phó bảo đảm phù hợp trong điều kiện dịch bệnh, đặc biệt là phương án sơ tán, bảo đảm an toàn cho người dân.

Trong chặng đường 75 năm qua, mặc dù đầy khó khăn, song chúng ta đã kế thừa sự nghiệp PCTT của cả dân tộc, với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Trong thời gian tới, chúng ta phải nỗ lực, quyết tâm nhiều hơn nữa, để bảo vệ thành quả và góp phần phát triển bền vững đất nước.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.