Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mất cân bằng giới tính khi sinh: Hệ lụy khó lường

Minh Huệ - 10:35, 13/10/2020

Việt Nam chính thức mất cân bằng giới tính khi sinh từ năm 2006; tỷ số giới tính khi sinh tăng lên 109,8 và luôn ở ngưỡng trên 111 bé trai/100 bé gái. Các chuyên gia về dân số đều khẳng định, mất cân bằng giới tính khi sinh tăng cao sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị... Điều này đòi hỏi, cần có những can thiệp kịp thời để duy trì tỷ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng tự nhiên.

Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam ở mức cao. Ảnh TL
Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam ở mức cao. Ảnh TL

Nhìn từ những con số

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) Phạm Vũ Hoàng cho biết, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta diễn biến khá phức tạp và có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn; giữa các vùng miền trong cả nước. 

Ðặc biệt, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra nghiêm trọng nhất ở nhóm kinh tế khá giả. Trong khi ở nhóm nghèo nhất (chiếm khoảng 20% dân số) tỷ suất giới tính khi sinh ở mức bình thường là 105,2 thì ở nhóm trung bình, nhóm giàu và nhóm giàu nhất tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh lại rất nặng nề.

Bà Hà Thị Quỳnh Anh, chuyên gia về giới và nhân quyền của Quỹ Dân số Liên hợp quốc cho rằng, nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam là do việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Nhiều gia đình ở Việt Nam còn mang nặng tư tưởng phải sinh được con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, tăng cường sức lao động và làm chỗ dựa cho cha mẹ khi về già... 

Bên cạnh đó, có thêm nhiều yếu tố tác động làm cho vấn đề này ngày càng trầm trọng hơn như: Lạm dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính khi sinh; quy mô gia đình nhỏ buộc các gia đình phải lựa chọn có ít nhất một con trai; nhu cầu phát triển ở một số vùng đòi hỏi nhiều lao động nam...

Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến việc mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 40.800 trẻ em gái không được sinh ra (theo Báo cáo Dân số thế giới năm 2020 do Quỹ Dân số Liên hợp quốc thực hiện). 

"Nhiều hệ lụy khó lường

Các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam đã chỉ ra, mất cân bằng giới tính khi sinh có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị... Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Phạm Vũ Hoàng, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ trong độ tuổi kết hôn, từ đó, gây ra việc tan vỡ cấu trúc gia đình.

Các chuyên gia quốc tế đã dự báo, nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh không được kiểm soát, đến năm 2050, Việt Nam sẽ dư thừa khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới. Điều đó dẫn đến việc, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không thể kết hôn. 

Việc gia tăng tỷ số giới tính khi sinh cũng làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng như: Nhiều phụ nữ kết hôn sớm; tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao; tình trạng bạo hành giới, mua dâm, buôn bán phụ nữ có nguy cơ tăng cao... Tình trạng nạo phá thai hoặc sinh con nhiều lần đến khi có được con trai gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, sức khỏe sinh sản và tình dục của phụ nữ.

Theo bà Hà Thị Quỳnh Anh, Việt Nam hiện chưa phải đối mặt rõ ràng với hậu quả của việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Tuy nhiên, những bài học từ Trung Quốc và Ấn Độ - các quốc gia đã trải qua vấn đề này trước Việt Nam hơn 20 năm đã chỉ ra rằng, hậu quả này có thể xảy ra. Do đó, Việt Nam cần xây dựng chính sách ứng phó kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam là do việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Nhiều gia đình ở Việt Nam còn mang nặng tư tưởng phải sinh được con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, tăng cường sức lao động và làm chỗ dựa cho cha mẹ khi về già...”

Bà Hà Thị Quỳnh Anh, chuyên gia về giới và nhân quyền của Quỹ Dân số Liên hợp quốc

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Món ăn - bài thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh sởi

Món ăn - bài thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh sởi

Hiện nay, bệnh sởi đang có diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh cũng có chiều hướng tăng. Theo các chuyên gia, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Khi mắc bệnh, ngoài việc tuân thủ theo các phương pháp điều trị của y học hiện đại, y học cổ truyền, có nhiều món ăn - bài thuốc giúp phòng và trị bệnh.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Thủ tướng: Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Thời sự - PV - 20:45, 25/03/2025
Chiều 25/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về các dự thảo đề án quan trọng chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Sơn La: Huy động hơn 14 tỷ đồng tại Lễ phát động gửi tiết kiệm vì người nghèo

Sơn La: Huy động hơn 14 tỷ đồng tại Lễ phát động gửi tiết kiệm vì người nghèo

Giảm nghèo bền vững - Minh Nhật - 18:10, 25/03/2025
Ngày 25/3, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ phát động tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo năm 2025.
Món ăn - bài thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh sởi

Món ăn - bài thuốc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh sởi

Sức khỏe - Minh Nhật - 17:46, 25/03/2025
Hiện nay, bệnh sởi đang có diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh cũng có chiều hướng tăng. Theo các chuyên gia, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển. Khi mắc bệnh, ngoài việc tuân thủ theo các phương pháp điều trị của y học hiện đại, y học cổ truyền, có nhiều món ăn - bài thuốc giúp phòng và trị bệnh.
Vụ 28 học sinh và giáo viên Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện cấp cứu sau cơm trưa: Phụ huynh không đồng tình với kết luận của Đoàn kiểm tra

Vụ 28 học sinh và giáo viên Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện cấp cứu sau cơm trưa: Phụ huynh không đồng tình với kết luận của Đoàn kiểm tra

Tin tức - Duy Chí - 17:37, 25/03/2025
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển đăng thông tin “Ăn cơm trưa, 28 học sinh và giáo viên Trường Marie Curie Bình Dương nhập viện cấp cứu”. Nhiều phụ huynh có con em nhập viện cấp cứu đã liên hệ phóng viên bày tỏ, không đồng tình về nhà trường và kết luận của Đoàn kiểm tra vì có nhiều nghi vấn, thiếu khoa học.
Quảng Ngãi: Người dân góp tiền mở đường làm du lịch

Quảng Ngãi: Người dân góp tiền mở đường làm du lịch

Du lịch - Đinh Quang - Xuân Thịnh - 17:30, 25/03/2025
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển đăng loạt bài về các di tích lịch sử, văn hóa quanh vùng cửa biển Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều du khách đã tìm về khám phá, thưởng ngoạn vùng biển đẹp này. Để tạo điều kiện cho du khách tham quan, chính quyền từ thôn, xã đến thành phố đã vận động người dân góp tiền mở đường đi lại, sau đó sẽ đầu tư bê tông hóa đường dẫn về các di tích.
Ngôi làng giữa miền ban trắng đẹp như cổ tích ở Điện Biên

Ngôi làng giữa miền ban trắng đẹp như cổ tích ở Điện Biên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 24/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tạm ngừng trình đề án sáp nhập huyện, xã theo tiêu chí cũ. Tạo điều kiện để đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây đoàn kết, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Ngôi làng giữa miền ban trắng đẹp như cổ tích ở Điện Biên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Dương đồng loạt khởi công công trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Bình Dương đồng loạt khởi công công trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Duy Chí - 17:26, 25/03/2025
Qua rà soát, toàn tỉnh Bình Dương hiện có 455 căn nhà/9 huyện, thị, thành phố cần xây mới và sửa chữa. Theo đó, ngày 25/3, 9 huyện, thị, thành phố đã đồng loạt khởi công công trình xoá nhà tạm, xây dựng nhà kiên cố cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương đã triển khai các đoàn công tác đến các địa phương tham dự Lễ khởi công.
Khánh Hòa: Chủ tịch tỉnh đối thoại với thanh niên về vấn đề việc làm và chuyển đổi số

Khánh Hòa: Chủ tịch tỉnh đối thoại với thanh niên về vấn đề việc làm và chuyển đổi số

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 17:23, 25/03/2025
Ngày 25/3, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên năm 2025. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương và đông đảo đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang:

Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang: "Không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc..."

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 17:00, 25/03/2025
Sau khi thành lập, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang đã bắt tay ngay vào công việc, bảo đảm vận hành thông suốt, liên tục ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, không vì lý do sáp nhập mà ngắt quãng, chậm tiến độ công việc. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang xung quanh vấn đề này.
Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 tạo tiền đề phát triển chăn nuôi đại gia súc

Dự án 3 Chương trình MTQG 1719 tạo tiền đề phát triển chăn nuôi đại gia súc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 16:54, 25/03/2025
Thực hiện Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk xây dựng các tổ nuôi bò, dê sinh sản tạo sinh kế giúp nhiều hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập.
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt: Điểm du lịch tâm linh trên bán đảo Sơn Trà

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt: Điểm du lịch tâm linh trên bán đảo Sơn Trà

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 16:49, 25/03/2025
Với không gian thanh tịnh, xanh mát, khoáng đạt và kiến trúc độc đáo, ngôi chùa Linh Ứng Bãi Bụt đã và đang trở thành địa điểm vãn cảnh tâm linh nổi tiếng của du khách mọi miền.