Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lợi ích thực sự của tiêm vaccine phòng COVID-19 là gì?

PV - 09:47, 15/06/2021

Đó chính là bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, vaccine được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực tiễn khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay tử vong.

Lợi ích thực sự của tiêm vaccine phòng COVID-19 là gì?

Vaccine không bảo vệ tuyệt đối

Trước thực tế 53 nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, những câu hỏi xung quanh tiêm vaccine COVID-19 lại được đặt ra…

Phân tích về vấn đề này, TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vaccine không đem lại sự bảo vệ tức thì.

Cụ thể, sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60% - 90% tùy theo loại vaccine.

Chuyên gia nhấn mạnh, vaccine COVID -19 không bảo vệ tuyệt đối, nhất là khả năng bảo vệ cơ thể không mang mầm bệnh. Điều này có nghĩa là khi đã tiêm vaccine, người tiêm có thể không mắc COVID-19, nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cụ thể những ca nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hay ở Điện Biên trước đây, cũng có những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 khi đã được tiêm vaccine COVID-19. Kết quả cho thấy, khả năng lây nhiễm thứ cấp từ những người này hầu như không có, tỷ lệ lây truyền virus là rất thấp.

Dù hiệu lực của vaccine không phải 100% nhưng đây vẫn là “vũ khí hữu hiệu” giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.
Dù hiệu lực của vaccine không phải 100% nhưng đây vẫn là “vũ khí hữu hiệu” giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Nhưng vẫn là vũ khí hữu hiệu

Dù hiệu lực của vaccine không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là “vũ khí hữu hiệu” giúp phòng ngừa COVID-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Nghiên cứu ban đầu ở Việt Nam cho thấy, những người đã khỏi COVID-19 có tỷ lệ miễn dịch vô cùng thấp. Đó là do virus SARS-CoV-2 có những protein gây cản trở việc sinh kháng thể. Vì vậy dù nhiễm bệnh rồi nhưng cơ thể có tạo ra kháng thể hay không là chưa chắc chắn.

Trong khi đó, nghiên cứu tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương gần đây cho thấy, tình hình lại rất khả quan đối với những người tiêm vaccine phòng COVID-19. Chỉ sau khi tiêm mũi thứ nhất 1 tháng, 90% số người tiêm đã sinh kháng thể.

Kết quả này chỉ ra vaccine phòng COVID-19 đã có hiệu quả bảo vệ, mặc dù có thể chưa đủ mạnh. Đây là lí do chúng ta phải tiêm mũi 2 để đạt hiệu quả cao nhất.

Thực hiện 5K+vaccine để phòng chống COVID-19
Thực hiện 5K+vaccine để phòng chống COVID-19

Lợi ích thực sự của vaccine phòng COVID-19 là gì?

Đứng trước câu hỏi mà nhiều người đặt ra: Ngay cả người đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19 mà vẫn bị dương tính với virus SARS-CoV-2 thì lợi ích thực sự của vaccine là gì? Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc khẳng định: “Đó chính là bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, vaccine được sử dụng tại Việt Nam đã được chứng minh trên thực tiễn khi chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay tử vong”.

Các trường hợp nhân viên y tế đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng (52/53 trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng).

Tuy nhiên điều này cũng cảnh báo rằng không thể chủ quan sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Thực hiện 5K+vaccine để phòng ngừa COVID-19

Dù đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, người được tiêm vaccine vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.

"Hãy cùng nhau thực hiện biện pháp 5K+vaccine để phòng chống bệnh dịch COVID-19", TS.BS Phạm Quang Thái nhấn mạnh./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Bảo hiểm y tế chia sẻ gánh nặng tài chính cho đồng bào DTTS khi ốm đau

Sóc Trăng: Bảo hiểm y tế chia sẻ gánh nặng tài chính cho đồng bào DTTS khi ốm đau

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 35,76%), trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer. Thời gian qua, Sóc Trăng tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, trong đó chú trọng chính sách an sinh chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân bằng BHYT, qua đó, giúp đồng bào DTTS không còn lo lắng khi bị bệnh vì đã có tấm thẻ BHYT để đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh, tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Sức khỏe - Công Minh - 14:11, 09/12/2023
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá năm 2023.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 -

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 - "Đường băng" cho thổ cẩm cất cánh (Bài 3)

Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đang tạo động lực mới để duy trì, phát triển đưa thổ cẩm tiếp tục vươn xa. Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 07:55, 09/12/2023
Thời gian qua, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. Trong đó, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững.
Tin trong ngày - 8/12/2023

Tin trong ngày - 8/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11-13/12 tại Hà Nội. Kết hợp các món ăn đặc trưng của đồng bào Xơ Đăng với dược liệu quốc bảo sâm Ngọc Linh. Nón lá hai mê sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Những năm qua, diện mạo nông thôn xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) có những đổi thay tích cực, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao. Những sự đổi thay đó, có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng Người có uy tín trong cộng đồng, trong đó ông Đinh Văn Lành, Người có uy tín thôn Vầy Ang, là một trong những điển hình tiêu biểu.
Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Triển khai thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện Dự án đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Vui, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau gần ba năm triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Xung quang vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Hồng Duy, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Bắc Hà là huyện 30a của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, đội ngũ đảng viên người DTTS của huyện đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở như: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên...Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Xã hội - Như Tâm - 06:24, 09/12/2023
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, trong đó có 4 vị sư trụ trì..., đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện tuyên tuyền vận động sư sãi, đồng bào phật tử sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Đặc biệt những năm gần đây, những Người có uy tín đang tích cực tham gia vận động Nhân dân cùng với chính quyền triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).