Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lội bùn đến lớp xóa mù chữ

Đào Thọ - 11:14, 24/06/2020

Dù có nhiều hôm trời mưa, hàng chục chị em phụ nữ người Mông ở vùng biên giới Nghệ An vẫn mang ủng vượt qua những quãng đường bùn lầy để tham gia lớp học xóa mù chữ, với mong muốn viết được tên mình, viết được giấy khai sinh cho con…

Một buổi học của các học viên lớp xóa mù chữ người Mông.
Một buổi học của các học viên lớp xóa mù chữ người Mông.

Hơn 7 giờ sáng ngày cuối tuần, từng tốp phụ nữ ở bản Phù Quặc 3, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) mang ủng vào chân để rời nhà đến lớp học. Dù đã hết thời gian giãn cách xã hội, nhưng các chị em duy trì vẫn mang theo khẩu trang khi đến lớp.

Thầy giáo Hạ Giống Xênh phụ trách lớp cũng lội bùn hơn 1 giờ đồng hồ mới vào đến bản để dạy học. “Biết đường khó đi nên hôm nay, tôi phải dậy từ sớm tranh thủ ăn sáng rồi đi bộ vào đây. Bình thường đường khô ráo đi xe máy còn khó, còn trời mưa thế này thì chỉ lội bùn, vượt núi mà đi thôi”, thầy Xênh cho biết.

Lớp học diễn ra trong không khí vui vẻ. Sau những ngày nghỉ kéo dài, không ít người đã quên hết kiến thức, thầy Xênh phải đi đến từng người hướng dẫn từng học viên cách cầm bút, đọc từng chữ, tính toán từng phép tính đơn giản.

Ông Xồng Vả Mềnh sáng nay cũng bỏ hết việc nhà để cùng vợ là bà Lầu Y Xềnh đến trường. Ông lo vợ mình đã quên hết chữ thầy dạy nên không tự tin khi quay lại lớp học, bởi vậy ông phải đi theo để động viên vợ. Ông Vả Mềnh chia sẻ, cả tuần được một bữa học, phải cố gắng thôi. Bản thân ông không biết chữ đã khổ lắm rồi, ở nhà 2 vợ chồng đi khai sinh cho con mà chẳng biết cán bộ ghi có đúng không. Rồi những lúc con đi học về, nó muốn hỏi bài nhưng mình không biết chữ, đành chịu. Nỗi khổ tâm ấy thôi thúc ông luôn động viên vợ dừng công việc nương rẫy để cố học cho được cái chữ.

Tương tự bà Lầu Y Mái khi quay lại lớp học đã được con gái Xồng Y Xài ngồi bên cạnh để “gia sư”. Y Xài năm nay học lớp 9 ở trường xã, ngày nghỉ cuối tuần, em tranh thủ theo mẹ đến lớp để kèm cặp thêm cho mẹ. Bà Y Mái tâm sự, ngày trước, gia đình khó khăn không được học hành, bây giờ đã qua cái tuổi 40 rồi mới tranh thủ đi học. Dù muộn còn hơn cả đời không đọc được cái chữ, viết được cái tên mình. Đến bây giờ, bà đã biết làm những phép tính đơn giản trong phạm vi từ 1 đến 10, biết ký tên khi đi nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước cho hộ nghèo. Vậy là vui rồi!

Thầy giáo Hạ Giống Xênh nhận xét: “Học viên người Mông ở đây rất chăm chỉ, dù điều kiện khó khăn nhưng chưa bỏ học buổi nào. Ngoài thời gian học ở lớp, chúng tôi còn tranh thủ đến tận từng nhà dạy phụ đạo thêm cho các chị, nhất là những người tái mù chữ do ảnh hưởng của dịch Covid-19”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Sửu, chuyên viên phụ trách công tác xóa mù của huyện Kỳ Sơn cho biết: “Trong năm 2019, huyện đã mở 12 lớp xóa mù chữ với 147 học viên. Tuy nhiên, hầu hết chị em là người DTTS đều ở độ tuổi 15 đến 45, lại là lao động chính trong gia đình nên phải bố trí thời gian hợp lý nhất để học. Ngoài việc học trên lớp, chúng tôi còn thường xuyên cử giáo viên đến tận nhà để nắm bắt tâm tư, hoàn cảnh của học viên, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho chị em học tập”.

Trong năm 2019, huyện đã mở 12 lớp xóa mù chữ với 147 học viên. Tuy nhiên, hầu hết chị em là người DTTS đều ở độ tuổi 15 đến 45, lại là lao động chính trong gia đình nên phải bố trí thời gian hợp lý nhất để học. Ngoài việc học trên lớp, chúng tôi còn thường xuyên cử giáo viên đến tận nhà để nắm bắt tâm tư, hoàn cảnh của học viên, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho chị em học tập”.

Ông Phạm Ngọc Sửu, chuyên viên phụ trách công tác xóa mù của huyện Kỳ Sơn


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Tin nổi bật trang chủ
(T/h - đã BT) Hà Giang là một trong những điểm ngắm hoa anh đào tuyệt đẹp ở châu Á - Thái Bình Dương

(T/h - đã BT) Hà Giang là một trong những điểm ngắm hoa anh đào tuyệt đẹp ở châu Á - Thái Bình Dương

Du lịch - Minh Nhật - 17 phút trước
Mùa hoa anh đào năm nay, các du khách khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo với cảnh sắc tuyệt đẹp mà ít người biết đến, đồng thời mang đến cơ hội đắm mình trong văn hóa địa phương.
Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Vướng Thông tư nên không thể giao khoán quản lý bảo vệ, 13.000 ha rừng đặc dụng đứng trước nhiều rủi ro

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sau 4 năm giao khoán 13.000 ha rừng đặc dụng cho 16 cộng đồng bảo vệ, bước sang năm 2025, Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum không thể tiếp tục thực hiện được nội dung này do vướng quy định tại Thông tư số 22, ngày 11/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều đáng nói là Thông tư số 22 đã điều chỉnh rừng đặc dụng không phải là đối tượng rừng giao khoán theo Quyết định số 1719, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Trồng khoai tây công nghệ cao cho năng suất gấp 2-3 lần

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 4 giờ trước
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, mô hình trồng khoai tây của nhiều nông dân, hợp tác xã tại một số địa phương đã mang lại năng suất vượt trội, từ 23-26 tấn/ha, cá biệt có vùng lên tới 36-40 tấn, gấp 2-3 lần so với cách trồng khoai tây truyền thống.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Giáo dục - Nguyễn Thế Lượng - 23:33, 16/03/2025
Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Xã hội - Hòa Bình - 23:26, 16/03/2025
Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vẻ đẹp độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh. Lão nông biến đồi hoang thành trang trại trù phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23:21, 16/03/2025
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, từ văn hóa truyền thống của người dân cho đến những danh lam thắng cảnh hữu tình. Trong những năm gần đây, địa phương này đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy lợi thế sẵn có để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm an cư

Năm an cư

Xã hội - Thanh Hải - 23:17, 16/03/2025
Cả nước như đang vào hội – ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên tinh thần sẻ chia, trách nhiệm, người đứng đầu Chính phủ đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: đến hết tháng 10/2025 phải cơ bản hoàn thành chương trình này. Khí thế ấy, tinh thần ấy đã làm nên chủ đề của năm 2025 - Năm an cư.
Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 23:13, 16/03/2025
Lễ hội Cầu mùa (Lễ Cầu mùa) của người Dao Lô Gang huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có truyền thống từ lâu đời, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Lễ hội được huyện đưa vào danh sách bảo tồn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 22:46, 16/03/2025
Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Tin tức - Ngọc Chí - 22:41, 16/03/2025
Tối 16/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2025).