Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Lê Hường - 4 giờ trước

Đối với đồng bào dân tộc Mnông, bếp lửa không chỉ là nơi nấu thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú rừng, gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng, mà bếp lửa còn là vị thần đặc biệt quan trọng mang lại may mắn cho gia đình. Do vậy, đến nay, người Mnông vẫn thực hiện lễ cúng bếp lửa trước khi đốt nương làm rẫy cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Phục dựng lễ cúng bếp lửa của người Mnông
Phục dựng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Trong quan niệm của người Mnông, mọi vật trên đời đều có linh hồn như thần sông, thần suối, thần rừng, thần cây,… và bếp lửa cũng có thần linh

Ông Y Môih Păng Sưr (SN 1972), dân tộc Mnông, trú thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk bảo: Thần lửa mang lại sự sống, ấm no, hạnh phúc cho gia đình, buôn làng. Bởi vậy, bếp lửa của người Mnông không bao giờ được tắt, nhất là vào dịp Tết. Trước đêm Giao thừa, mỗi gia đình người Mnông gom củi đầy bếp, giữ cho ngọn lửa luôn đỏ.

 Đặc biệt, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Mnông sẽ nhóm một ngọn lửa mới – như một lời ước nguyện cho một năm mới an lành, bội thu và hạnh phúc. Cúng bếp lửa vì thế cũng trở thành nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mnông. Họ thường làm lễ cúng thần lửa vào tháng 3 - 4 hàng năm, trước khi bước vào mùa vụ mới. Lễ cúng được thực hiện ngay trong chính gian bếp.

Lễ vật dâng lên thần linh gồm một con gà, một nồi đất đựng nước, 1 ché rượu cần và một bình nước đựng trong quả bầu khô. Mọi người ngồi quanh bếp lửa, thầy cúng sẽ thay mặt gia đình đọc lời khấn, gửi gắm ước nguyện đến thần bếp, thần lửa, tổ tiên, mong cho mùa màng thuận lợi, cuộc sống ấm no.

Đối với người Mnông, bếp lửa cũng có thần linh
Đối với người Mnông, bếp lửa cũng có thần linh

Không chỉ cúng bến lửa hàng năm, khi dọn về nhà mới, người Mnông tại huyện Lắk phải thực hiện lễ cúng bếp lửa. Sau khi thầy cúng hoàn tất các nghi thức dâng lễ lên thần linh và tổ tiên, chủ nhà sẽ nhóm lên ngọn lửa đầu tiên trong ngôi nhà mới. Ngọn lửa ấy sẽ xua đuổi tà ma, những điều xui rủi và khởi đầu may mắn, suôn sẻ.

Ấn tượng khác là trong không khí linh thiêng của buổi lễ, tiếng chiêng ngân vang như lời nguyện cầu phúc lành, cho căn nhà mới luôn ấm áp, an vui. Những cô gái Mnông uyển chuyển trong những điệu múa truyền thống, bà con cùng nhau thưởng thức rượu cần trò chuyện, chia sẻ niềm vui với gia chủ.

Ông Y Hai Kbin, cán bộ văn hóa xã Đắk Phơi chia sẻ: Hiện nay, nhiều gia đình người Mnông ở xã Đắk Phơi vẫn giữ gìn tục cúng bếp lửa. Đặc biệt, khi về nhà mới hoặc trong nhà xảy ra chuyện không may, họ sẽ tổ chức lễ cúng thần lửa, thần bếp để cầu mong thần lửa, tổ tiên phù hộ cho gia đình được bình yên, hạnh phúc.

Không chỉ giữ gìn lễ cúng bếp lửa, người Mnông xưa còn có cách tạo lửa rất độc đáo. Nghệ nhân Y Krang Tơr buôn Tlông, xã Đắk Phơi kể: Ngày trước, người Mnông không có các dụng cụ để nhóm bếp như bây giờ. Họ dùng một sợi dây thừng để cọ xát nhanh vào nhau đến khi phát sinh nhiệt, tạo ra khói. Sau đó, họ mới đưa nắm củi khô hoặc vỏ cây vào để nhóm lửa. Nhưng từ khoảng năm 1986 trở lại đây, khi diêm và bật lửa trở nên phổ biến, cách lấy lửa truyền thống này gần như mai một. Chỉ trong trường hợp đi nương rẫy mà quên mang theo dụng cụ, họ mới dùng đến phương pháp xưa để nhóm bếp nấu ăn.

Đồng bào Mnông thường cúng bếp lửa vào tháng 3 trước khi bắt đầu mùa vụ mới
Đồng bào Mnông thường cúng bếp lửa vào tháng 3 trước khi bắt đầu mùa vụ mới

Ngày nay, lễ cúng bếp lửa chỉ còn được duy trì ở một số ít gia đình, nhưng người Mnông vẫn giữ ngọn lửa trong gian bếp, để gắn kết gia đình, gửi gắm niềm tin và thiên nhiên.

Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk cho biết, lửa có vai trò quan trọng trong đời sống của bà con dân tộc Mnông Rlăm (một nhánh của dân tộc Mnông). Bà con Mnông sinh sống quanh hồ Lắk coi bếp lửa như cuộc sống trong gia đình. Ngọn lửa trong nhà lúc nào cũng có, cũng cháy tượng trưng cho sự no đủ, ấm êm, hạnh phúc. Lễ cúng bếp lửa được tổ chức để cầu sự may mắn, no đủ, hạnh phúc của mỗi gia đình. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2025), từ ngày 05 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và có bài phát biểu tại Đại lễ. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước.
Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tôn giáo - Tín ngưỡng - BDT - 1 giờ trước
Tại Lễ Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, các đại biểu dự Đại lễ đã nghe Thông điệp Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Thông điệp.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Thời sự - Nhóm PV - 4 giờ trước
Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025.
Đèo Khau Cốc Chà - Cung đường hùng vĩ

Đèo Khau Cốc Chà - Cung đường hùng vĩ

Du lịch - Quỳnh Lưu - 4 giờ trước
Nằm trên địa phận xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, đèo Khau Cốc Chà được coi là một trong những cung đèo hiểm trở bậc nhất khu vực miền Bắc. Với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và đầy thử thách, Khau Cốc Chà đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích du lịch khám phá và trải nghiệm.
Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Du lịch - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Từ ngày 05 đến ngày 08/6/2025, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế, với chủ đề “Du lịch Lào Cai kết nối khát vọng xanh”.
Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Xã hội - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng 6/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua 4 năm triển khai Cuộc vận động, đã có 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình.
Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ cầu an đầu năm mới của đồng bào Chăm. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Tả Gì Thàng- Làng đẹp trong mây. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Sắc màu 54 - Nguyễn Hưởng - 4 giờ trước
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có các nhạc cụ quan trọng là chuông, tù và, kèn pí lè, trống... Trong đó, điệu múa chuông được xem là một trong những nghi lễ linh thiêng không thể thiếu vào những ngày đại lễ hệ trọng.
Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 4 giờ trước
Đối với đồng bào dân tộc Mnông, bếp lửa không chỉ là nơi nấu thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú rừng, gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng, mà bếp lửa còn là vị thần đặc biệt quan trọng mang lại may mắn cho gia đình. Do vậy, đến nay, người Mnông vẫn thực hiện lễ cúng bếp lửa trước khi đốt nương làm rẫy cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Chính sách Dân tộc - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quảng Ninh đã và đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em nơi đây.
Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025 đã và đang được tỉnh Lào Cai tập trung triển khai. Trong quá trình triển khai, từ điều kiện thực tế địa phương đã và đang đề nghị điều chuyển, điều chỉnh nguồn vốn thuộc các dự án thành phần nhằm phát huy và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Sắc màu 54 - Xuân Toản - 5 giờ trước
Vua Lửa (Pơtao Apui) là hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt, vừa mang tính huyền thoại, tâm linh huyền bí, vừa thể hiện đặc trưng văn hóa, lịch sử xã hội của người Gia Rai. Di tích lịch sử quốc gia Plei Ơi gắn liền với vua Lửa và Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui là một di sản mang dấu ấn riêng, với tính chất “di sản trong di sản.”