Tại vùng ngoại ô thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), một người đàn ông quốc tịch Singapore đã cùng vợ lập trang trại trồng rau hữu cơ. Khu vườn của họ sản xuất theo nguyên tắc “nói không với thuốc trừ sâu và phân bón hoá học” để cung cấp sản phẩm rau củ an toàn từ thiên nhiên.
Theo số liệu của Liên minh HTX tỉnh, Phú Yên hiện có 190 HTX còn hoạt động. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy nội lực của các HTX hầu như không có gì nên rất hạn chế trong quá trình hoạt động. Những nguồn vốn được cho là nội lực của các HTX như vốn điều lệ, vốn tích lũy… thì trong tình trạng không đủ lớn để sản xuất kinh doanh hoặc quá ít để chia lãi. “Sức khỏe” của các HTX còn yếu và đang trông chờ vào sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, khoảng cách từ chính sách đến thực tế vẫn còn khá xa.
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã tích cực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động (XKLĐ). Đặc biệt có những chính sách ưu tiên cho các hộ gia đình khó khăn, gia đình DTTS có điều kiện XKLĐ để thoát nghèo.
Hiện nay, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chuẩn bị sản xuất vụ lúa hè thu 2018. Tuy nhiên, thời điểm này, giá phân bón đang có nhiều biến động từ các đại lý bán vật tư nông nghiệp khiến cho nhiều nông dân hết sức lo lắng.
Sau một thời gian dài hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và vận tải gặp nhiều khó khăn mà lợi nhuận thấp, Công ty TNHH MTV Hoàng Liên Thanh (trụ sở tại TP. Lào Cai) do ông Trần Xuân Lập, nguyên Đại tá Quân đội đã nghỉ hưu đứng đầu, đã quyết định đầu tư hàng chục tỷ đồng sang một lĩnh vực mới là, xây dựng Dự án chăn nuôi công nghệ cao gắn với trồng cỏ và bảo vệ rừng. Dự án đi vào hoạt động tương đối thuận lợi, với tín hiệu về lợi nhuận rất khả thi.
Thời gian gần đây, nhiều nông dân Tây Nguyên ký gửi nông sản tại các đại lý, doanh nghiệp để không phải bảo quản mà dễ lấy tiền. Tuy nhiên, hình thức ký gửi nông sản này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ nông sản lớn, gần đây nhất là 2 vụ vỡ nợ hàng chục tỷ đồng tại Gia Lai khiến hàng trăm người dân trắng tay.
Nằm trên đường Huyền Trân Công Chúa, cách trung tâm TP. Huế chừng 7km về phía Tây Nam, làng Thủy Xuân từ lâu đã được biết đến với nghề làm hương trầm truyền thống. Cũng chính vì thế mà người ta còn quen gọi làng với cái tên làng hương Thủy Xuân.
Ông Bùi Xuân Cộng, dân tộc Mường, ở thôn Lải, xã Thạch Bình, huyện Nho Quan (Ninh Bình) là một doanh nhân tiêu biểu, xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, làm kinh tế giỏi. Ông hiện là chủ một công ty có nguồn vốn hàng chục tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Thay đổi tập quán canh tác sản xuất lúa nước, làm lúa vụ Đông-Xuân cho đồng bào dân tộc Mông ở các bản vùng cao được Ðảng ủy xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để giúp bà con nơi đây giải quyết bài toán thiếu lương thực.
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, năm 2018, toàn tỉnh tập trung giải quyết việc làm cho 20.000 lao động. Trong đó, chú trọng chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng từ nông lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp, xây dựng thương mại và dịch vụ, đặc biệt tại các xã thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hành tím là cây trồng chủ lực của bà con Khmer vùng bãi ngang, ven biển ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) tập trung nhiều ở phường 2, Vĩnh Phước và xã Vĩnh Hải, Lạc Hòa. Vụ hành 2017-2018, Vĩnh Châu gieo trồng được gần 5.000ha, hiện nay, toàn thị xã còn khoảng 2.800 diện tích hành chưa thu hoạch. Với việc giá củ hành tím đi xuống và sản lượng thấp khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Tây Nguyên là vùng đất có nhiều cây trồng chủ lực mang tính chiến lược như cà phê, cao su, hồ tiêu… hằng năm mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân. Tuy nhiên hiện nay loại cây này đang trở nên “lép vế” vì giá cả tụt dốc khiến người nông dân hoang mang.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ngày 28/3, đã ký kết các hiệp định vay trị giá 163 triệu USD với Olam International Limited (OIL) và Công ty TNHH Cà phê Outspand (COVL), một công ty con của OIL. Các khoản vay sẽ giúp tăng cường những chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững và bao trùm, mang lại lợi ích trực tiếp cho hơn 20.000 nông hộ nhỏ tại In-đô-nê-xi-a, Pa-pua Niu Ghi-nê (PNG), Timor-Leste và Việt Nam.
Tận dụng lợi thế vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La, nhân dân một số xã: Nậm Mạ, Nậm Tăm, Nậm Cha, Chăn Nưa… của huyện Sìn Hồ (Lai Châu) tự tạo việc làm, tăng thêm thu nhập từ trồng cây bán ngập và khai thác thủy sản.
Sau 10 năm cây cao su bén rễ, xanh cây trên mảnh đất Tây Bắc, đến nay, nhiều diện tích đã cho thu hoạch. Hàng chục nghìn hộ dân góp đất trồng cao su đã có thu nhập từ những tấn mủ đầu tiên. Hy vọng về một cuộc sống ấm no hơn từ những cánh rừng cao su đang lan tỏa ở nhiều bản làng Tây Bắc.
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi dê cỏ sinh sản bán chăn thả thuộc Dự án “Nhân rộng mô hình giảm nghèo” năm 2017. Mô hình thực hiện tại xã Văn Lăng (Đồng Hỷ). Đây là địa bàn có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc.
Không chỉ nêu gương trong phát triển kinh tế, ông Hà Văn Thân sinh năm 1968, dân tộc Thổ ở xóm Đồng Thờ, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) còn nỗ lực giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.
Cùng với làng gốm Nhạn Tháp, Vân Sơn (huyện An Nhơn), làng gốm Trà Quang Nam, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là làng gốm có từ lâu đời ở Bình Định. Gốm Trà Quang Nam từ xa xưa đã có tiếng là tốt, đẹp, có thị trường tiêu thụ khắp nước. Những năm gần đây, người dân làng nghề đã tìm nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn, đưa làng nghề phát triển.
Tỉnh Lạng Sơn có 21 xã, thị trấn biên giới. Trong đó Yên Khoái là xã biên giới đầu tiên trên địa bàn tỉnh hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) từ cuối năm 2017, đây là kết quả hết sức đáng ghi nhận. Nhìn lại chặng đường đã qua, có rất nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra trong việc triển khai thực hiện xây dựng NTM ở xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình. Đó là sự quyết tâm cao, sự nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã.
Trồng rau sạch trong nhà lưới theo phương pháp hữu cơ là ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên Đoàn Tuấn Anh, thôn Tân Đức, xã Đạo Đức (Vị Xuyên, Hà Giang). Với tinh thần dám nghĩ, dám làm anh đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình này.