Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện những người bắt đá nở hoa

PV - 10:21, 15/02/2019

Vận dụng kiến thức khoa học-kỹ thuật thuần thục vào sản xuất, hàng ngàn nông dân người Cơ-ho, người Kinh và các dân tộc khác ở Hiệp An (Đức Trọng, Lâm Đồng) đã biến những cánh đồng lởm chởm đá tảng, đá cục thành đồng hoa lay ơn tiền tỷ.

Từ mùa Xuân đầu tiên đến những kỳ tích

Nghĩ đến ngày đóng mũi xà beng đầu tiên phập xuống những tảng đá, tiếng chát chúa vang lên đến nhức óc, những nông dân Hiệp An vẫn còn thấy ngỡ ngàng lẫn khâm phục chính mình.

Anh Nguyễn Văn Ninh (thôn Tân An, xã Hiệp An) nhớ như in: Xuân Ất Hợi năm 1995, nhiều lao động tự do từ Quảng Nam, Quảng Ngãi… đến Hiệp An vỡ vạc làm kinh tế mới. Đất màu mỡ đã trồng lúa hết, còn lại là mênh mông đồng đá. Anh Ninh rủ hàng chục chàng trai Cơ-ho ở thôn K’Long A, K’Long B ra cùng hợp sức vật những cục đá ra, cào tay xuống đất thấy xốp, mềm liền hô lên “cuộc sống đây rồi, tương lai đây rồi”.

Những cánh đồng hoa lay ơn đã đem lại ấm no cho người dân Hiệp An. Những cánh đồng hoa lay ơn đã đem lại ấm no cho người dân Hiệp An.

Được giải thích, chưa thực rõ chuyện, K’Minh ở thôn K’Long A vẫn về nói với cộng đồng người Cơ-ho hãy chuẩn bị cuốc, xẻng, xà beng để theo người Kinh đi biến đá thành…tiền. Không thể lãng phí nhân lực lẫn tài nguyên đang có sẵn bên mình mãi được.

Từ đó, sáng sớm đến tối mịt, không khí phá đá để trồng hoa diễn ra sôi nổi như ngày hội. Sau mùa Xuân vỡ vạc đầu tiên, đến năm 1998, hàng chục gia đình ở Hiệp An đã xây được nhà, Tết không lo thiếu tiền tiêu từ bán hoa. Phong trào làm giàu từ hoa lay ơn lan rộng.

Trong những căn nhà kiên cố, nhiều người đồng bào người Cơ-ho ở Hiệp An như đã viết nên kỳ tích mới. Ông K’Hoàng ở thôn K’Long A tâm tình; Học làm hoa cũng không khó lắm, mình cứ chịu lắng nghe là được. Người thông minh học một tháng biết thì mình học hai tháng vậy. Nhờ kết hợp làm lúa với trồng hoa nên mới xây được nhà chứ trước đây chỉ đủ ăn. Trung bình mỗi cành lay ơn ngày thường 2-3 ngàn đồng, Tết, lễ thì 4-6 ngàn đồng, cao hơn nhiều so với trồng các loại cây khác. Hơn nữa, trồng hoa còn thúc đẩy tính cần cù, kiên nhẫn trong mỗi người.

Dẫn cả gia đình từ Quảng Ngãi vào Hiệp An mua hơn 5 sào đất đá. Ngày nối ngày ông Tạ Công Hưng (thôn Tân An) cùng người thân động viên nhau, rồi đá sẽ nở hoa, hoa sẽ hút thương lái mang tiền đến mua. Sáng đục đá, chiều cào đất, tối gieo hạt, tưới nước, chẳng mấy chốc đã xanh tươi. Qua gần 20 năm lao động, đầu năm 2019 này, gia đình ông Hưng đã có cơ ngơi tiền tỷ, mỗi dịp Tết bán khoảng trên 20.000 cành hoa lay ơn.

Nhạy bén và sáng tạo

Theo thống kê của UBND xã Hiệp An, hiện nay toàn xã có hơn 1.000 hộ trồng hoa với tổng diện tích trên 450ha. Hầu hết người tham gia trồng hoa đều nắm bắt vững kỹ thuật và cách chăm sóc. Từ cách tưới tiêu, chăm hoa khi thời tiết khắc nghiệt nhất hay cách diệt trừ sâu bọ… người nông dân đều được trang bị nên tránh được rất nhiều rủi ro. Hàng trăm hộ đã thành đại gia cũng nhờ vỡ vạc đồng đá để làm hoa.

Không chỉ sáng tạo trong cách đưa ánh điện “bắt” hoa nở theo ý mình, anh Trần Quốc Linh ở thôn K’Long B còn dự kiến trong năm 2019 này sẽ xen canh thêm một số loại hoa khác vào ruộng lay ơn của mình. Anh Linh nhận định rằng: Từ thực tế và so sánh với các vùng khác thấy đất đai ở đây phù hợp cả với loại hoa điểu vàng, hoa cúc nữa. Vậy nên, để đa dạng các loại hoa cung ứng cho thị trường, sắp tới mình sẽ làm thử nghiệm. Nếu thành công sẽ truyền đạt phương pháp, cách làm cho cộng đồng các dân tộc ở xã này, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Hoa lay ơn đã trở thành nguồn thu nhập chính của các gia đình ở Hiệp An. Hoa lay ơn đã trở thành nguồn thu nhập chính của các gia đình ở Hiệp An.

Vừa đánh trần vun xới cho từng luống hoa kịp nở đúng Tết, ông Lê Mười (thôn Tân An, Hiệp An) nhẩm tính: Tính ra mình đã có trên 2 tỷ từ 3 sào hoa trong nhiều năm nay rồi. Không khổ như ngày đầu vỡ vạc nữa nhưng phải học cách chăm sóc, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để vừa bảo vệ được sức khỏe người dùng vừa tăng năng suất cho những cánh đồng hoa. Vì chất lượng hoa tốt nên không chỉ khách trong nước mà Xuân Mậu Tuất năm ngoái, hàng chục du khách người Pháp, Úc… đi du lịch và ở lại ăn Tết kiểu homestay đã mua rất nhiều hoa lay ơn về thưởng lãm và rất thích thú. Nhiều du khách sau đó còn tìm đến các ruộng hoa để trải nghiệm công việc của người nông dân ở Hiệp An.

Trải qua mấy chục năm vỡ vạc và tích lũy kinh nghiệm, không chỉ trồng ở Đức Trọng, nhiều người giàu kinh nghiệm ở làng hoa Hiệp An còn nhiệt tình sang truyền nghề cho người dân các huyện lân cận như; Đơn Dương, Lâm Hà…

Nhen nhóm khát vọng làm giàu từ nghề trồng hoa, nhiều ngày nay, anh K’Mong ở Đơn Dương đến từng ruộng hoa ở Hiệp An để học hỏi kinh nghiệm. Anh Mong ước vọng rằng, rồi hàng ngàn hộ dân ở Đơn Dương hay các huyện khác trong các mùa Xuân sau sẽ giàu lên với nghề mới như người Hiệp An. Đồng bào mình muốn vươn lên thì thấy cái hay, cái mới phải học thôi. Kết hợp kiến thức từ các khóa đào tạo nghề với thực tế thì sẽ thành công. Màu ấm no từ đồng hoa Hiệp An cứ như lời mời gọi với nhiều nơi khác vậy.

HÀ VĂN ĐẠO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Tin tức - Hải Phong _ Khổng Thanh Tuấn - 1 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và Dự án 3 về Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, huyện Văn Lãng đã hỗ trợ 11 phát triển sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo. Nhờ đó đã giúp họ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có sinh kế, có việc làm, nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc - Người dân đồng thuận

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc - Người dân đồng thuận

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao từ đồng bào các DTTS nằm trong vùng dự án.
Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Xác định tầm quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, nhờ đó đã giúp Người có uy tín có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sức khỏe - PV - 3 giờ trước
Kết quả điều tra 2.400 người dân từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội vào năm 2019 cho thấy có 34,8% đã từng nghe về thuốc lá điện tử; 54 người hiện có sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đã thử dù chỉ 1 lần (chiếm 2,3%).
Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Sức khỏe - Khánh Thư - 3 giờ trước
Từ ngày 01/01/2025, phụ nữ mang thai sống tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh Đồng Nai được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh (sàng lọc trước sinh). Đây là một trong những chính sách trong Nghị quyết quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn vừa được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Media - BDT - 23:06, 17/12/2024
Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mới
Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Media - Thúy Hồng - 22:58, 17/12/2024
Đến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là "vàng xanh" giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 22:55, 17/12/2024
Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.
Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Xã hội - Minh Nhật - 22:31, 17/12/2024
Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2025.
Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Tin tức - Ngọc Thu - 22:26, 17/12/2024
Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).