Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sức bật từ vốn ODA

PV - 10:13, 26/02/2019

Trong điều kiện hạn chế tối đa đầu tư công để kiềm chế lạm phát thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ nước ngoài thực sự là một trợ lực đối với các địa phương miền núi. Từ nguồn vốn này, các công trình điện, đường, trường, trạm,… đã được xây dựng, tạo nền tảng để phát triển kinh tế-xã hội.

Có thể lấy tuyến đường hơn 10km từ thôn Nà Pán vào thôn Nặm Tốc của xã Đôn Phong (Bạch Thông, Bắc Kạn) làm dẫn chứng. Trước đây, để vào được Nặm Tốc phải mất gần 4 tiếng đồng hồ đi bộ, lội suối, vượt đồi… Từ 20 tỷ đồng vốn ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và hơn 9 tỷ đồng vốn đối ứng của tỉnh Bắc Kạn, hiện tuyến đường Nà Pán-Nặm Tốc đã được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho bà con người Dao ở Nặm Tốc đi lại, giao lưu thuận tiện, từ đó cuộc sống cũng được cải thiện hơn.

Vốn ODA góp phần đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông miền núi. Vốn ODA góp phần đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông miền núi.

Những dự án mang tầm chiến lược ở vùng DTTS và miền núi, vốn ODA thực sự là trợ lực không chỉ với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mà còn tác động tích cực đến đời sống của đồng bào các DTTS. Có thể kể đến Dự án phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai được triển khai tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc (Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La). Dự án được thiết kế với 78 tiểu dự án tập trung vào lĩnh vực thủy lợi, chỉnh trị sông ngòi, kè chống sạt lở, đường giao thông; tổng vốn đầu tư là hơn 2.900 tỷ đồng), trong đó vốn vay ODA của JICA là 2.365 tỷ đồng.

Khi hoàn thành, Dự án sẽ giúp cho khoảng 420.000 hộ hưởng lợi trực tiếp, có điều kiện tiếp cận dễ dàng với nơi cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị trường, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; đặc biệt là tăng khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án đã được chuẩn bị trong một thời gian dài, từ năm 2016, đến cuối năm 2018, công tác chuẩn bị Dự án đã thực hiện xong.

Nói như vậy để thấy, nguồn vốn ODA thực sự là trợ lực đối với các địa phương còn nhiều khó khăn, không tự cân đối được nguồn ngân sách để chi cho đầu tư phát triển. Ngoài nguồn vốn viện trợ không hoàn lại thì có nhiều nguồn vốn ODA được cho vay với lãi suất ưu đãi (như lãi suất các khoản vay ODA của Nhật Bản dao động từ 0,75-2,3%/năm; của Ngân hàng Thế giới là 0%/năm, nhưng phải trả phí dịch vụ là 0,75%/năm; vay ODA Hàn Quốc có lãi suất dao động từ 0% đến 2% tùy điều kiện đấu thầu, vay ODA Ấn Độ có lãi suất khoảng 1,75%/năm…).

Ngoài ưu đãi về lãi suất, thời gian vay vốn của ODA thường rất dài (như các khoản vay của Nhật Bản thường có thời hạn là 30 năm; Ngân hàng Thế giới là 40 năm; Ngân hàng Phát triển châu Á là 32 năm…).

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn ODA có thể đàm phán, ký kết đạt khoảng 20-25 tỷ USD và giải ngân đạt khoảng 25-30 tỷ USD (bao gồm cả 22 tỷ USD đã đàm phán, ký kết của các giai đoạn 2011-2015 chưa kịp giải ngân). Tuy nhiên, việc huy động và sử dụng nguồn vốn ODA đang còn nhiều điều đáng phải lưu ý.

Đầu tiên là phải kể đến việc nước ta đã “tốt nghiệp” nguồn vốn IDA (nguồn vốn vay với lãi suất bằng không, cung cấp cho các nước nghèo) của Ngân hàng Thế giới-WB, kể từ ngày 01/07/2017. Và từ ngày 01/01/2019, chúng ta cũng không được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay vốn ADF (nguồn vốn vay có kỳ hạn và lãi suất đều, ưu đãi hơn cho người vay) của Ngân hàng Phát triển châu Á-ADB (phải vay với lãi suất cao, thời gian vay và thời gian ân hạn giảm)...

Ngoài ra, các đối tác cấp ODA khác như Nhật Bản, Hàn Quốc,… cũng đã có điều chỉnh tương đối khắt khe với bên nhận tài trợ như các quy định về chính sách thuế đối với nhà thầu, tư vấn,…

Trong điều kiện các đối tác cấp vốn ODA đã có những điều chỉnh nhất định, thì nước ta cũng cần phải có tầm nhìn dài hạn cho giai đoạn sau năm 2020. Đặc biệt, là phải quán triệt nguyên tắc, không có “bữa trưa miễn phí” để tính toán lợi ích, sử dụng hiệu quả các khoản vay ODA, từ đó mang lại hiệu quả tối đa nhất cho nền kinh tế.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hàng ngàn ha lúa Xuân ở Nghệ An lép hạt: Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An khuyến cáo gì?

Hàng ngàn ha lúa Xuân ở Nghệ An lép hạt: Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An khuyến cáo gì?

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An, vụ Xuân năm 2025, toàn tỉnh có đến 28 giống lúa ngoài cơ cấu được đưa vào sản xuất. Đó được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lúa bị lép hạt, thoái hóa đầu bông. Trước thực tế này, ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đã có những khuyến cáo cụ thể.
Tin nổi bật trang chủ
BĐBP tỉnh Sóc Trăng trao học bổng Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”

BĐBP tỉnh Sóc Trăng trao học bổng Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”

Trang địa phương - Văn Long - Tào Đạt - 4 phút trước
Ngày 28/5, tại Trường THCS&THPT xã Lai Hòa (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ trao học bổng Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” năm 2025 cho 11 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh.
Đắk Nông: Bắt giữ nhóm đối tượng chống người thi hành công vụ

Đắk Nông: Bắt giữ nhóm đối tượng chống người thi hành công vụ

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 28/5, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Vũ Văn Huân (SN 1966), trú Tp. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông và Ngô Minh Truyền (tên gọi khác là Bo, SN 1998), trú huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông để điều tra, làm rõ về hành vi chống người thi hành công vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Malaysia

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Malaysia

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 28/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan từ ngày 24-28/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng

Thời sự - PV - 21:05, 28/05/2025
Chiều 28/5, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả thị trường vàng trong thời gian tới.
Về Thanh Sơn – Thưởng thức ẩm thực đậm đà hương vị xứ Mường

Về Thanh Sơn – Thưởng thức ẩm thực đậm đà hương vị xứ Mường

Sắc màu 54 - Việt Hà - 18:23, 28/05/2025
Nằm ở phía Tây tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn là một điểm đến nổi bật của vùng trung du Bắc Bộ, nơi hội tụ vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng cùng với bản sắc văn hóa và ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Mường. Với địa hình đồi núi trùng điệp, khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái đa dạng và nền văn hóa lâu đời, Thanh Sơn mang đến cho du khách một hành trình khám phá trọn vẹn – vừa thư giãn giữa thiên nhiên, vừa đắm chìm trong hương vị của đất trời vùng cao.
Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na

Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 27/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Trà huyện Tân Uyên lần thứ II năm 2025. Chùa Lô Sơn Nghệ An. Giữ nghề dệt truyền thống của người Ba Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Bình: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100 hộ đồng bào DTTS

Quảng Bình: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100 hộ đồng bào DTTS

Chính sách Dân tộc - Khánh Ngân - 18:10, 28/05/2025
Sáng 28/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Nông nghiệp và Môi trường, lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh và Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup tổ chức Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100 hộ đồng bào DTTS.
Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Hungary với khu vực Đông Nam Á

Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Hungary với khu vực Đông Nam Á

Thời sự - PV - 17:50, 28/05/2025
Sáng 28/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Tổng thống Hungary Sulyok Tamás đang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/5/2025.
Phụ nữ Đức Cơ (Gia Lai) đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới

Phụ nữ Đức Cơ (Gia Lai) đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới

Tin tức - Ngọc Thu - 17:33, 28/05/2025
Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các hội nghị, hội thi, lớp tập huấn và truyền thông về xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Niềm hân hoan trên đỉnh Hải Vân Quan

Niềm hân hoan trên đỉnh Hải Vân Quan

Du lịch - Xuân Hòa - 17:02, 28/05/2025
Tôi đã nhiều lần xuôi Nam ngược Bắc trên tuyến Quốc lộ 1, đây là con đường xương sống của đất nước ta. Có một khúc quanh lượn mình giữa mây trời và biển cả - đó là đèo Hải Vân. Mỗi lần xe bắt đầu leo lên cung đường ngoằn ngoèo ấy, tim tôi lại rộn ràng. Và khi chạm tới đỉnh - nơi có Hải Vân Quan đứng sừng sững giữa trời cao, tôi không khỏi bồi hồi. Ở đó, người ta không chỉ “bốc được mây” như câu hát “Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi” trong bài hát "Tàu anh qua núi" của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa, mà còn có thể lắng nghe được hơi thở lịch sử, cảm được từng “hòn đá to, hòn đá nhỏ”, mang nặng vết tích của bao cuộc chiến.
Ra Nhong trĩu nặng nỗi lo sạt lở

Ra Nhong trĩu nặng nỗi lo sạt lở

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 16:51, 28/05/2025
Xóm Ra Nhong, thôn Gò Khôn, xã Ba Giang, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) nằm lọt thỏm giữa đồi núi chênh vênh. Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, nên cứ đến mùa mưa bão là người dân xóm Ra Nhong lại trĩu nặng nỗi lo sạt lở núi và lũ quét. Bởi trước mặt là suối sâu chảy xiết, sau lưng nhà là núi nứt, có thể đổ sập bất cứ lúc nào... Cuộc sống của người dân cứ thế chông chênh, khó khăn, thiếu thốn luôn bủa vây.