Trận lũ cuối tháng 8/2018 đã làm huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) thiệt hại trên 257 tỷ đồng. Theo đó, toàn huyện có 858 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 232ha cây trồng bị chết, 656 con gia cầm bị cuốn trôi… Nhờ sự hỗ trợ của các cấp, ngành, nhà hảo tâm, hiện nay, vùng rốn lũ đang từng bước hồi sinh.
Thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương chọn phương án dễ làm trước, khó làm sau. Nhưng ở Hậu Giang, tỉnh lại chọn những xã khó khăn, xã đông đồng bào DTTS để thực hiện.
Khép lại năm 2018, nhiều địa phương miền núi phía Bắc bội thu từ kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản. Năm 2019 mở ra với niềm tin mạnh mẽ về một tương lai có thêm nhiều sản phẩm của người nông dân miền núi tiếp tục “xuất ngoại”. Đây như những cánh én báo hiệu Xuân về, dệt sắc màu tươi sáng cho bức tranh kinh tế khu vực miền núi.
Năm 2018 khép lại, cũng là tròn 1 năm để chính quyền các cấp và người nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Những tín hiệu vui từ việc thực hiện nghị quyết là nền tảng để ĐBSCL vượt qua những thách thức đang đón đợi phía trước.
Đứng giữa cồn cát mênh mông, cảm nhận cơn gió mặn mòi trong cái tiết trời se sắt những ngày cuối đông ở Quảng Bình, để cảm nhận sự tấp nập, rộn ràng của những người dân cả đời bám biển đang phấn chấn đón chào mùa Xuân mới.
Thoạt tiên, nhìn những con số biết nói về tăng trưởng kinh tế trong năm 2018, ai cũng mừng rỡ nhưng không dám vội tin. Thế nhưng, đó là sự thật rõ ràng khi nhìn vào bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng ấy. Trong năm 2019, chúng ta cần tháo những “nút thắt”, tạo ra sức bật để nền kinh tế tiếp tục tăng tốc, bứt phá…
Sau 9 năm thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hàng ngàn lao động sau đào tạo ở Điện Biên đã có việc làm hoặc tự tạo việc làm. Nhờ đó, cuộc sống của một bộ phận lao động nông thôn đã được cải thiện, từng bước xóa đói giảm nghèo.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò, tiềm năng trí tuệ của cán bộ trẻ. Người căn dặn: “Đảng ta phải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ. Không nên coi thường cán bộ trẻ... Còn cán bộ trẻ không được kiêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi các đồng chí già có kinh nghiệm”. Đây chính là “kim chỉ nam” trong công tác cán bộ của nước ta.
Đông qua Xuân đến; những bản làng đồng bào dân tộc Cống, Mảng, Cờ Lao, La Hủ đang khoác lên mình chiếc áo mới tràn đầy sức sống. Những chương trình, dự án, đề án đầu tư, hỗ trợ đồng bào bốn dân tộc đã “nảy lộc xuân”.
Thời điểm khoảng 10 năm về trước, nói đến Cao nguyên đá Đồng Văn là nói đến một vùng đất vô cùng khắc nghiệt và khó khăn. 4 huyện Cao nguyên đá gồm Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ của tỉnh Hà Giang thuộc diện nghèo nhất cả nước, nơi có ít đất canh tác nhất, thiếu nước sinh hoạt nhất, đông người Mông sinh sống nhất. Năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC), đây là sự khởi đầu cho sự phát triển mới của vùng.
Phong trào khởi nghiệp vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi đang dần được đánh thức nhờ phát huy nội lực cùng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Dân tộc. Quan trọng hơn là niềm tin, khát vọng khởi nghiệp, làm giàu của đồng bào DTTS đã và đang dâng lên mạnh mẽ, mở ra những hướng phát triển mới.
Đến các bản làng vùng sâu, vùng xa trên vùng đất Tây Nguyên bạt ngàn nắng gió, rất dễ bắt gặp những công trình hạ tầng như đường, điện, trường, hệ thống thủy lợi phục vụ dân sinh được xây dựng quy củ khang trang, sạch đẹp. Đây là kết quả, là dấu ấn của Chương trình 135, cùng một số chương trình, dự án khác.
Hiện nay, tỉnh Hà Giang có 4 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý gồm: Chè Shan tuyết, mật ong bạc hà, cam sành và hồng không hạt. Việc được cấp Chỉ dẫn địa lý không chỉ là sự khẳng định về chất lượng, thương hiệu mà còn là động lực để thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương khó khăn như Hà Giang.
Tết năm nay, hàng trăm hộ gia đình ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) no ấm hơn, bởi bà con đang được sưởi ấm bằng tình cảm yêu thương do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) mang đến.
Xuân này, tròn 10 năm thực hiện Nghị quyết TW7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ các giải pháp, bộ mặt nông thôn trên khắp mọi miền đất nước đã có những đổi thay mạnh mẽ. Nền nông nghiệp chuyển mình cả về quy mô và trình độ sản xuất; người nông dân đã nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình, phát huy trách nhiệm đối với việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp nông thôn vững mạnh, ổn định, nhất là trong xây dựng nông thôn mới…
Là vụ thu hoạch cuối của năm để chờ đón Tết, nhưng năm nay nét buồn hiện rõ trên khuôn mặt của người dân trồng dừa tỉnh Bến Tre, bởi chưa năm nào giá dừa xuống thấp chỉ còn từ 20.000-25.000 đồng/chục (12 trái).
Chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến Tết Kỷ Hợi 2019, thay vì không khí tươi vui chuẩn bị đón Tết thì những ngày này, hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện Tiên Yên đang lâm vào cảnh “dở khóc, dở cười” vì một lượng lớn dong riềng đến vụ thu hoạch mà vẫn chưa tìm được nơi tiêu thụ.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán cùng với đồng bào Kinh, đồng bào Chăm ở An Giang lại tất bật dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc ruộng đồng; những ai đi làm ăn xa “khăn gói” chuẩn bị về quê đón Tết. Không khí ở các làng Chăm nhộn nhịp hẳn lên, mọi người sống chan hòa, đầm ấm bên gia đình và tình làng nghĩa xóm giữa Kinh-Chăm ngày thêm thắt chặt.
Nhiều người ở Phú Yên, Khánh Hòa muốn nhanh hốt bạc từ nghề nuôi chim yến, đua nhau dốc hết tiền bạc xây biệt thự, nhà cao tầng để dụ yến. Nhưng do nuôi tự phát, nắm bắt kỹ thuật chưa vững, có nơi yến về, có nhà xây lên mãi để cho rêu mọc. Nhiều điểm nuôi chim yến ở ngay trong các khu đô thị, thị trấn chen chúc nhà cửa khiến âm thanh từ yến làm đảo lộn cả cuộc sống, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật lây lan từ nuôi chim yến.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm. Để thực hiện hiệu quả chương trình, huyện U Minh (Cà Mau) cùng với các xã, thị trấn đã khẩn trương chọn lựa các sản phẩm và hoàn thành thủ tục trình OCOP. Đây là cơ hội cho sản phẩm của người nông dân được quan tâm hỗ trợ phát triển.