Nhà giàn và tàu chỉ cách nhau chưa đầy 100 mét, vậy mà không nắm được tay nhau, chỉ biết chúc nhau sức khỏe qua máy bộ đàm. Trong sóng gió mịt mùng, tất cả Đoàn công tác đều xúc động, nhiều phóng viên mắt đỏ hoe bật khóc.
Bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nằm sát biên giới với nước bạn Lào, từ lâu được mệnh danh là bản “nghèo bền vững”. Do thời tiết khắc nghiệt, người dân ở đây chỉ trồng được 1 vụ lúa, còn lại 8 tháng là đất “ngủ” nên nhiều năm liền, cứ đến tháng giáp hạt là cả làng thiếu ăn…
Từ năm 2015 đến nay, Lực lượng vũ trang (LLVT) Sóc Trăng thường xuyên tổ chức Chương trình “Tết Quân-Dân” nhân dịp đầu năm mới và đón chào Tết Nguyên đán cổ truyền. Năm nay, Sóc Trăng hướng về vùng biên giới biển, tổ chức “Tết Quân-Dân” tại 3 xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề và xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành.
Từ đầu năm đến nay, giá hạt tiêu trên thị trường giảm mạnh đến mức kỷ lục, hiện chỉ còn chưa đến 60 ngàn đồng/kg đã làm cho nhiều bà con nông dân trồng tiêu tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đang rất lo lắng, thậm chí một số hộ còn bỏ mặc vườn tiêu không chăm sóc do giá thấp.
Những thành quả trong năm 2018-có tính đến cả giai đoạn 2016-2018, được xem là “cú hích” cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2019 và cả giai đoạn 2019-2020. Tuy nhiên, với những rủi ro được dự báo thì việc xây dựng nền tảng cho tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững là rất cần thiết.
Là nơi sinh sống của đồng bào Mông, thôn Bu Cao, xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nằm ở lưng chừng núi, quanh năm mây mù. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện, đặc biệt là sự đóng góp của người Trưởng thôn xông xáo, năng nổ, tận tâm với công việc mà đời sống của người dân thôn Bu Cao đã bước sang một trang mới.
Nhiều năm qua, thầy và trò Trường Tiểu học Chiềng Sơ, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên phải gồng mình giảng dạy và học tập trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn: không phòng làm việc, không nhà công vụ và thiếu những lớp học kiên cố, nhà ăn, ở bán trú, nhà vệ sinh…
Những năm gần đây, lao động nữ ở các địa phương miền núi di cư về các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm đang trở nên phổ biến. Những hệ lụy đi kèm đang là thực trạng đáng báo động đối với các cấp quản lý cũng như đối với các nhà hoạch định chính sách.
Thôn Nặm Tốc của xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn được biết đến là thôn xa và khó khăn nhất của xã. Thôn có hơn 40 hộ với 214 nhân khẩu, 100% là đồng bào Dao sinh sống trong điều kiện không điện, không đường bê tông, không sóng điện thoại… Thật khó hình dung, chỉ cách trung tâm TP. Bắc Kạn chưa đầy 25km lại có một thôn heo hút và khó khăn đến vậy.
Tết cổ truyền Kỷ Hợi năm 2019 đang đến gần, với tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, các địa phương, các ngành, các cấp đã có nhiều chương trình, quà tặng dành cho người nghèo, đối tượng chính sách, góp phần giúp bà con đón Tết cổ truyền đầm ấm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu kết hợp với đới gió Tây nên từ chiều tối 7/1, các tỉnh khu vực Bắc Bộ có mưa, mưa vừa và có nơi có dông. Các tỉnh khu vực Nam Bộ trời nắng, có nơi nhiệt độ trên 34 độ C.
Thời gian qua, nhiều địa phương của huyện Gio Linh, Quảng Trị đã chủ động chuyển đổi cây trồng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những cây trồng được ưu tiên đó là cây nghệ vàng. Đây là loại cây đã giúp người dân các xã miền núi thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Những năm gần đây, thực hiện đề án phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp, ngoài việc trồng hoa kiểng để bán, nhiều nông dân làng hoa Sa Đéc mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, biến vườn hoa của mình thành địa điểm thăm quan, du lịch. Mô hình gần gũi và giản đơn, nhưng đang mang lại nguồn thu nhập cao cho hàng ngàn hộ dân ở những làng hoa.
Hiện nay, học đại học không còn là con đường duy nhất để bước vào đời, thay vào đó nhiều em học sinh đã mạnh dạn chọn các trường nghề để theo học. Đây là một hướng đi mới giúp các em tiếp cận được cơ hội việc làm phù hợp với bản thân. Tại tỉnh miền núi Lào Cai, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm luôn được chú trọng. Đặc biệt, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Cho đến nay, nhiều tuyến đường huyết mạch độc đạo ở những xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Trị vẫn là những đường mòn gập ghềnh, trắc trở, ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Đây là một trong những trở lực kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều bản làng vốn bao năm nghèo khó.
Từ nguồn lực phân bổ của Chính phủ về hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Ðiện Biên giai đoạn 2016–2020, huyện Tủa Chùa đã thực hiện hiệu quả đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, điện sinh hoạt, nhà văn hóa, trường lớp học; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người dân... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 của huyện còn 53,4%, giảm 6,7% so với năm 2017.
Những năm qua, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều chương trình, dự án, chính sách của Nhà nước nhằm giúp đồng bào Khmer có cơ hội phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong đó, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ được NHCSXH triển khai thực hiện có ý nghĩa quan trọng.
Sau đợt mưa lớn, trên sườn núi Voang Mo Ơn, xã Ba Giang, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) xuất hiện một vết nứt núi dài khoảng 100m, rộng 150m. Hiện tượng này đang khiến cho hàng trăm hộ dân và học sinh ở chân núi đang thấp thỏm lo sợ.
Năm 2018, bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội thì nước ta cũng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Để ai cũng có Tết, các địa phương cần rà soát kỹ, chủ động huy động nguồn lực để hỗ trợ đồng bào nghèo kịp thời.
Cách đây hai năm, bản A La được xem là bản nghèo nhất của xã Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, thế nhưng cuộc sống người dân trong bản bây giờ đã đổi thay. Theo ông Hồ My, Chủ tịch UBND xã Ba Nang, sự đổi thay từ cách nghĩ, cách làm của đồng bào Vân Kiều nơi đây, là nhờ vào sự góp sức của ông Hồ Văn Thu, Người có uy tín của bản A La. Ông là tấm gương để người dân nơi đây noi theo. Nhờ có ông, người dân ở đây không còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nữa, nhà nào cũng có trâu, bò, lợn, gà, thóc lúa đầy bồ…