Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Tiên (Kiên Giang): Người nông dân Khmer góp sức xây dựng vùng biên giới bình yên, phát triển

Tiến Vinh - Minh Triết - 14:54, 17/10/2024

Là người được sinh ra và lớn lên trên vùng biên giới Hà Tiên, Kiên Giang, sống ở địa bàn xã đặc biệt khó khăn Mỹ Đức (nay là phường Mỹ Đức), ông Chau Chai, 51 tuổi, ngụ tổ 9, khu phố Mỹ Lộ, cũng giống bao người dân khác trên địa bàn đã từng có cuộc sống khó khăn, phải nhờ sự hỗ trợ từ các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước để vươn lên. Đây cũng chính là lý do, khi cuộc sống gia đình đã khấm khá, ông đã nhiệt tình tham gia các hoạt động ở địa phương, góp phần tích cực trong vận động Nhân dân chung tay cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới.

Ông Chau Chai (đứng) tuyên truyền đến bà con trong khu phố không tham gia, tiếp tay, vận chuyển hàng lậu qua biên giới
Ông Chau Chai (đứng) tuyên truyền đến bà con trong khu phố không tham gia, tiếp tay, vận chuyển hàng lậu qua biên giới

Phường Mỹ Đức là vùng giáp biên với nước bạn Campuchia. Đây cũng là địa phương có  đồng bào Khmer và người Hoa sinh sống đông nhất trên địa bàn TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (chiếm trên 50% dân số). Giai đoạn 2011- 2015, Mỹ Đức thuộc diện đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135. Do đó, Mỹ Đức từng được đầu tư nhiều dự án, công trình chính sách dân tộc; trong đó việc hỗ trợ đầu tư các mô hình sinh kế đã phát huy hiệu quả, tăng thu nhập cho đồng bào khu vực biên giới, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh từ hơn 5% năm 2011 xuống còn 1,9% (cuối năm 2015).

Cuộc sống dần thay đổi, đồng bào ghi nhận sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đã tích cực tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua; đồng thời tham gia các hoạt động xây dựng phum sóc ngày càng đổi mới. Nổi bật trong các hoạt động này, phải kể đến ông Chau Chai, ngụ tổ 9, khu phố Mỹ Lộ, phường Mỹ Đức. Ông là một nhân tố tích cực trong công tác vận động đồng bào khu vực biên giới thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và tiên phong trong các phong trào phát triển kinh tế gia đình để làm gương cho các hộ làm theo.

Ông Chau Chai chia sẻ: Trước kia gia đình cũng thuộc hộ nghèo, nhờ được chính quyền quan tâm cho bò giống làm sinh kế bền vững; ngoài ra ông còn được vay vốn ưu đãi tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội, gia đình ông đã kinh doanh mua bán trái cây, lúc rảnh thì tranh thủ làm thuê kiếm thêm thu nhập... nhờ đó mà gia đình ông đã thoát nghèo. Cuộc sống gia đình dần ổn định và phát triển, ông Chau Chai đã tích cực tham gia công tác xã hội. Được bà con tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Nhân dân tự quản; ông còn tham gia Tổ bảo vệ đường biên, cột mốc, Tổ giữ gìn an ninh, phum, ấp do Đồn Biên phòng (ĐBP) Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên phát động.

"Tôi may mắn là biết nghe và nói được cả 3 thứ tiếng (Khmer, Hoa, Việt), nên khuyên bà con khu vực biên giới không nghe lời người xấu, lợi dụng cái hở của một số người làm chưa tốt, mà có suy nghĩ và hành động không tốt tại khu dân cư. Rồi tôi cũng chỉ cách làm của mình cho bà con thấy thực tế ai cũng đồng tình", ông Chau Chai kể.

Là người con của vùng biên giới, cùng với kinh nghiệm thoát nghèo, bao năm qua ông Chau Chai luôn tích cực tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào khu vực biên giới chấp hành, thực hiện tốt chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc mà được Đảng và Nhà nước đầu tư hỗ trợ để vươn lên thoát nghèo, xây dựng phum sóc ngày càng đổi mới.

Các chương trình, hoạt động dân sinh do Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên phát động, đều có sự tham gia nhiệt tình của ông Chau Chai
Các chương trình, hoạt động dân sinh do Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên phát động, đều có sự tham gia nhiệt tình của ông Chau Chai

Nói về lợi thế của ông Chau Chai trong tham gia các Tổ công tác do ĐBP xây dựng, Trung tá Lê Tuấn Phong, Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên cho biết: Ông Chau Chai là người rất có trách nhiệm với bà con khu vực biên giới, mỗi khi đơn vị, hay địa phương tổ chức bất kỳ công việc gì, ông đều tích cực tham gia. Khi tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng, hay lao động, nhà ông có leng, cuốc, chổi, dao… hay bất kỳ công cụ gì phục vụ công việc được, ông đều sẵn lòng mang đến hỗ trợ. Không chỉ thế, ông còn lo từng ly nước, ổ bánh mì phục vụ bà con trong lúc làm đường hay cất nhà cho người nghèo... nên ông rất được bà con tin tưởng, quý mến.

Đặc biệt, ông Chau Chai còn nói được tiếng Kinh, Hoa, Khmer, nên trong các buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật, phát động phong trào toàn dân bảo vệ đường biên, cột mốc, phòng chống tội phạm, lực lượng đã tranh thủ vai trò mời ông hỗ trợ. Không chỉ làm tốt công việc do ĐBP tin tưởng giao, mà những công việc từ phía chính quyền, đoàn thể ông đều tình nguyện tham gia.

Nhìn nhận về những đóng góp của ông Chau Chai, ông Nguyễn Thành Tự, Bí thư Đảng uỷ phường Mỹ Đức, TP. Hà Tiên nhấn mạnh thêm: Ông Chau Chai được sinh ra và lớn lên trên biên giới này nên ông rất am hiểu phong tục, tín ngưỡng của người Hoa và Khmer. Trong nhiều năm qua, ông đã giúp chính quyền địa phương đi vận động bà con thực hiện các phong trào thi đua rất thuận lợi và luôn được bà con đồng thuận cao. Nhờ đó khu vực biên giới luôn được quản lý, bảo vệ vững chắc...


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lớp học "đặc biệt" ở Triêm Đông

Lớp học "đặc biệt" ở Triêm Đông

Mặc dù đã về hưu sau 40 năm đứng lớp, nhưng bằng tình yêu thương dành cho các học trò nghèo nơi vùng quê xứ Quảng, thầy Nguyễn Văn Lại và vợ là cô Võ Thị Yến (ngụ khối phố Triêm Đông, phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) vẫn ngày ngày tận tụy "gieo mầm" tri thức ở lớp học tình thương do chính thầy Lại mở.
Tin nổi bật trang chủ
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 7 phút trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 17 phút trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 19 phút trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 28 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 45 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 54 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.