Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ rừng như giữ vàng - Lời thề từ Chư Yanh Sin

Xuân Hòa - 4 giờ trước

Ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin - vùng lõi sinh học quan trọng bậc nhất của tỉnh Đắk Lắk - công tác giữ rừng được thực hiện bằng cả trái tim và đôi tay của đồng bào Ê Đê, Mnông, Tày…

Đỉnh núi Chư Yang Sin có chiều cao cao nhất trong hệ thống núi tại Tây Nguyên
Đỉnh núi Chư Yang Sin có chiều cao cao nhất trong hệ thống núi tại Tây Nguyên. Ảnh TL


Một góc Vườn Quốc gia Chư Yang Sin
Một góc Vườn Quốc gia Chư Yang Sin

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột hơn 60km về hướng Đông Nam, có một con suối nhỏ mang tên Đắk Tuar lặng lẽ chảy qua rừng già, uốn lượn bên những phiến đá mang hình thù kỳ lạ, như đang thầm thì kể chuyện rừng sâu. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều già làng Ê Đê gọi Đắk Tuar là “dòng suối biết giữ lời thề” - bởi trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ gian khổ, chính dòng suối này từng tiếp nước, che chở bộ đội, là con đường mòn đưa người vượt rừng vào căn cứ kháng chiến Hang Đá Đắk Tuar giữa đại ngàn Chư Yang Sin.

Ngày nay, giữa nhịp sống hiện đại, Đắk Tuar vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ như một bản trường ca của núi rừng. Dòng suối mát lành vẫn miệt mài chảy, lúc ào ạt, lúc róc rách len giữa các tầng đá, nơi từng in dấu bước chân những cô gái Ê Đê, Mnông gùi nước về làng trong tiếng cười rộn rã. Trẻ nhỏ tắm suối, người già ngồi kể chuyện - mỗi câu chuyện như một lát cắt của thời gian, như sợi chỉ nối quá khứ với hiện tại. Thiên nhiên không đứng ngoài cuộc sống của con người nơi đây- nó hiện hữu, đồng hành, gắn bó như một người bạn tri kỷ.

Khu Hang Đá – địa điểm Tỉnh ủy Đắk Lắk từng đóng chân trong thời kỳ kháng chiến trước năm 1975.
Khu Hang Đá – địa điểm Tỉnh ủy Đắk Lắk từng đóng chân trong thời kỳ kháng chiến trước năm 1975.
Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến tỉnh ủy Đắk Lắk giữ Vườn Quốc gia Cư Yang Sin
Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến tỉnh ủy Đắk Lắk giữa Vườn Quốc gia Cư Yang Sin

Nhưng Chư Yang Sin không chỉ là ký ức, đó còn là lời nhắn gửi của tương lai. Bởi nơi đây không chỉ có rừng, có suối, có đá, mà còn có những con người đang gắn chặt đời mình với rừng như một lời thề thiêng liêng. Trong thời đại mà tài nguyên rừng bị khai thác, xâm lấn khắp nơi, Chư Yang Sin vẫn giữ được màu xanh nguyên sơ, bởi rừng được gìn giữ do chính những người sống cùng rừng- người Ê Đê, người Mnông - những người hiểu từng ngọn cây, từng lối mòn, từng thanh âm của rừng khi gió đổi chiều.

 Mô hình bảo vệ rừng cộng đồng đang phát huy hiệu quả khi hơn 170 hộ dân vùng đệm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin cùng tham gia tuần tra, lập chốt, gìn giữ rừng xanh. Với nhiều người, rừng như máu thịt: “Rừng còn là mình còn, rừng mất là mất hết.” Câu nói mộc mạc ấy luôn được người nông dân Ê Đê, Mnông xem như lời hiệu triệu thiêng liêng.

Suối Đắk Tuar là điểm du lịch sinh thái hiện nay
Suối Đắk Tuar là điểm du lịch sinh thái hiện nay

Vườn Quốc gia Chư Yang Sin rộng gần 60.000 ha nhưng chỉ có khoảng 100 kiểm lâm viên - một lực lượng quá mỏng giữa muôn vàn thách thức. Vì thế, vai trò của cộng đồng trở nên vô cùng quan trọng. Những đôi chân khỏe khoắn của người dân nối tiếp nhau đi tuần tra rừng, lập chốt ở những điểm nóng, ngăn chặn kẻ xấu chặt cây, săn thú, báo cháy rừng… Họ không dùng quyền lực hay súng đạn, mà bảo vệ rừng bằng sự hiểu rừng, thương rừng và lòng tự trọng của người sống nhờ rừng. Từ những nông dân nghèo, họ trở thành “người giữ rừng” thực thụ - không bảng tên, không sắc phục, nhưng mang trên vai sứ mệnh thiêng liêng của đại ngàn.

Có lẽ chỉ ở Chư Yang Sin, người ta mới cảm nhận được rõ ràng thế nào là “thiên nhiên có linh hồn”. Khi mùa hè tới, nước sông Krông Kmar rút đi, cả lòng sông hiện ra như một khu “rừng hóa đá”. Những phiến đá mang hình thù kỳ lạ, tròn đầy như mai rùa, dẹt mỏng như bàn tay ai đó từng đặt xuống ánh lên dưới nắng, lộ rõ từng lớp vân đá gợi nhớ về gốc rừng hóa thạch, về những mùa khô cháy nắng và cả những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Người Ê Đê, Mnông tin rằng đá nơi đây biết lắng nghe, che chở và giữ lời. Có người đến, nhẹ nhàng đặt tay lên đá và thì thầm khấn vái như đang trò chuyện cùng người bạn tri kỷ đã sống qua bao thế hệ.

Suối đá mùa khô
Suối đá mùa khô

Trong gian bếp nhỏ ở buôn B’Lắk, bà Atuol Suốt, 70 tuổi, vẫn ngày ngày nấu món canh lá bép - thứ rau rừng từng nuôi bộ đội qua những tháng năm kháng chiến gian khổ. Món ăn tưởng chừng giản dị ấy lại là biểu tượng của tình yêu với rừng, với đất. Lá bép không chỉ là thực phẩm mà còn là phương thuốc dân gian: thanh nhiệt, bổ máu, giải độc.

Hôm nay, món canh lá bép đã có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng với danh xưng “đặc sản địa phương”, nhưng với nhiều người, nó vẫn là một phần ký ức - một bản tình ca của rừng dành cho những người từng cất lên câu hát “Lá bép rau rừng thêm thắm tình anh nuôi” trong bài Nổi lửa lên em của nhạc sĩ Huy Du.

Lá bép còn gọi là lá bét hay rau nhíp là loài cây mọc tự nhiên giữa rừng sâu, đặc biệt phổ biến ở vùng núi Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, lá bép từng là nguồn rau quý giá, góp phần cải thiện bữa ăn đạm bạc của bộ đội giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Bà A Tuôl Suốt làm nghề hái và bán lá bép
Bà A Tuôl Suốt làm nghề hái và bán lá bép
anh Y Khiu Bya và Y Do Bya tại chốt giữ rừng Quốc gia Cư Yang Sin xã Cư Pui huyện Krông Bông (Đắk Lắk)
Anh Y Khiu Bya và Y Do Bya tại chốt giữ Rừng Quốc gia Cư Yang Sin, xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đắk Lắk)

Không chỉ gìn giữ rừng bằng việc tuần tra và bảo vệ, người dân nơi đây còn đang từng bước đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái gắn với bảo tồn. Những tour đi bộ xuyên rừng, nghe kể chuyện đá, chuyện lá, chuyện suối... đang dần hình thành và thu hút sự quan tâm của du khách.

Ông Y Nhang Niê, người phụ trách du lịch cộng đồng tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin chia sẻ: “Mỗi tháng, tôi được phân công đi rừng một tuần, có giám sát của lực lượng kiểm lâm.” Ông là một trong hơn 170 hộ dân sống xung quanh khu vực Chư Yang Sin tham gia thực hiện bảo vệ rừng, với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng là 12 triệu đồng mỗi năm.

Bằng những khoản thu nhập dù còn khiêm tốn từ bảo vệ rừng và hoạt động du lịch sinh thái, ông Y Nhang và nhiều người dân khác đang chứng minh một điều: bảo vệ rừng không đồng nghĩa với nghèo đói mà ngược lại, là giữ gìn một tương lai xanh, bền vững cho con cháu mai sau.

Ông Y Nhang Niê chuẩn bị cho 1 chuyến đi rừng bằng xe cày
Ông Y Nhang Niê chuẩn bị cho 1 chuyến đi rừng bằng xe cày

Vườn Quốc gia Chư Yang Sin với đỉnh núi sừng sững giữa mây mù, với dòng suối Đắk Tuar khi ầm ầm đổ xuống, khi róc rách luồn qua những phiến đá tảng, với lá bép xanh non và những câu chuyện kháng chiến năm xưa - không chỉ là vùng đất giàu đa dạng sinh học, mà còn là kho tàng ký ức văn hóa, lịch sử và truyền thống. Nơi đây có tới 25 tộc người cùng sinh sống, có những đêm hội đầy sắc màu, có những huyền thoại được kể lại bằng lời nói, bằng đá, bằng cây, bằng những nhạc cụ dân tộc ngân nga giữa đại ngàn.

Chư Yang Sin là trái tim xanh của Tây Nguyên - nơi khởi nguồn của dòng Sêrêpốk hùng vĩ, là linh hồn sống của vùng đất đỏ bazan huyền thoại. Giữa âm vang ồn ã của đô thị, giữa tốc độ hiện đại hóa ngày càng lấn sâu vào tự nhiên, Chư Yang Sin như một lời thì thầm dịu dàng mà kiên định: thiên nhiên cần được trân quý, cần được sẻ chia, thấu hiểu và gìn giữ bằng những hành động cụ thể. Và hành động ấy đang được khắc sâu từng ngày - bằng bàn chân, đôi tay rám nắng của đồng bào các dân tộc thiểu số, bằng sự bền bỉ của cán bộ kiểm lâm, và bằng cả trái tim của những con người đã chọn sống cùng rừng, giữ rừng như giữ một lời thề thiêng liêng với đất, với chính tương lai của mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Miền Bắc sắp đón mưa dông

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Lập Tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng: Lập Tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập Tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Xã vùng cao Tâm Thắng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số

Xã vùng cao Tâm Thắng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số

Trang địa phương - Lê Hường - 4 giờ trước
Ngày 14/5, UBND huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ công bố Quyết định xã Tâm Thắng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về chuyển đổi số năm 2024.
Hà Giang: Chương trình MTQG 1719 đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giai đoạn I

Hà Giang: Chương trình MTQG 1719 đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giai đoạn I

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Ngày 14/5, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II, từ năm 2026 - 2030, trên địa bàn tỉnh.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Khi trí thức Dao nhập thế, giúp đời (Bài 4)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Khi trí thức Dao nhập thế, giúp đời (Bài 4)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 4 giờ trước
Xa xưa, nếu việc học chữ Nôm Dao gần như là trách nhiệm của nam giới, thì tri thức y dược dân tộc lại là không gian học tập chung của người Dao. Ở đó, mọi giới, mọi lứa tuổi đều chung tay góp sức. Để từ đó, một kho tàng tri thức y thuật được liệt vào hàng đồ sộ bậc nhất ra đời, không chỉ là niềm tự hào của đồng bào mà còn là một kho tàng vô giá để ngành Y học Quốc gia tìm tòi và khám phá.
Lông gà cũng thành “vàng nâu” cho đất

Lông gà cũng thành “vàng nâu” cho đất

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Từ phế phẩm tưởng chừng bỏ đi tại các lò mổ, chàng trai trẻ Nguyễn Hà Thiên (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã mày mò thử nghiệm thành công biến lông gà thành phân hữu cơ dạng viên nén hoặc bột – sản phẩm không chỉ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp mà còn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho gia gia đình anh cùng nhiều lao động tại địa phương.
Hương Tích tự trên đỉnh non Hồng

Hương Tích tự trên đỉnh non Hồng

Phóng sự - An Yên - 4 giờ trước
Mãi cho đến nay, trên dãy núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vẫn còn vang vọng truyền thuyết một nàng công chúa tu hành đắc đạo, hóa thành Phật bà nghìn tay nghìn mắt, phổ độ chúng sinh. Câu chuyện huyền bí trên đỉnh non ngàn bảng lảng mây bay, càng làm cho điểm dừng chân chiêm bái ở chùa Hương Tích thu hút đông đảo du khách và phật tử gần xa.
Phát hiện loài thực vật quý hiếm ở Sơn La

Phát hiện loài thực vật quý hiếm ở Sơn La

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Phát hiện loài thực vật quý hiếm ở Sơn La. Chùa Quán Sứ, Hà Nội. Nghệ nhân “chữa bệnh” cho chiêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc - (Bài cuối)

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc - (Bài cuối)

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 4 giờ trước
Với việc tập trung nguồn lực lớn để giải quyết những điểm nghẽn phát triển kinh tế -xã hội vùng DTTS, Chương trình MTQG 1719 không chỉ đưa ra lời hứa mà đã hiện thực hóa cam kết của Đảng và Nhà nước trong việc “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Khi người dân tận mắt thấy sự thay đổi cụ thể trong cuộc sống thường ngày, điều đó tạo nên niềm tin thực chất, một niềm tin không xuất phát từ tuyên truyền, mà từ trải nghiệm và kiểm chứng của chính họ.
Giữ rừng như giữ vàng - Lời thề từ Chư Yanh Sin

Giữ rừng như giữ vàng - Lời thề từ Chư Yanh Sin

Môi trường sống - Xuân Hòa - 4 giờ trước
Ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin - vùng lõi sinh học quan trọng bậc nhất của tỉnh Đắk Lắk - công tác giữ rừng được thực hiện bằng cả trái tim và đôi tay của đồng bào Ê Đê, Mnông, Tày…
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang kiểm tra, chỉ đạo kiện toàn các điều kiện thành lập Đặc khu Kiên Hải

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang kiểm tra, chỉ đạo kiện toàn các điều kiện thành lập Đặc khu Kiên Hải

Trang địa phương - Phương Vũ - Tiến Vinh - 5 giờ trước
Trong 2 ngày 13 và 14/5, nằm trong kế hoạch công tác tại vùng biển Tây Nam, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang do ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang làm Trưởng đoàn, đã đến khảo sát, kiểm tra và làm việc với các xã An Sơn, Nam Du, Lại Sơn và Hòn Tre thuộc huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Đây là địa bàn thành lập đặc khu theo định hướng sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính của tỉnh.
Đầu tư trên 320 tỷ đồng xây dựng Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Đầu tư trên 320 tỷ đồng xây dựng Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Tin tức - Anh Trúc - 7 giờ trước
Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rộng hơn 3,6ha, tọa lạc tại phường Phú Cường (Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), được xây dựng gần chùa Hội Khánh, nơi cụ từng gắn bó trong giai đoạn 1923 - 1926.
Mong Tập đoàn Hoa Điện hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng xanh

Mong Tập đoàn Hoa Điện hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng xanh

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty hữu hạn Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc (CHEC).