Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Thu Hồng - 10:28, 04/11/2024

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.

(BÀI CTV SỸ HÀO) Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ
Ông La Lan Thông cùng thành viên trong Tổ bảo vệ rừng đi kiểm tra rừng

Xã Phú Mỡ hiện có 4 Tổ cộng đồng quản lý và bảo vệ rừng ở các thôn: Phú Giang, Phú Tiến, Phú Đồng, Phú Lợi, với số lượng 150 người. Đây là lực lượng nòng cốt để triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động quản lý bảo vệ rừng.

Là một người tiên phong trong việc bảo vệ rừng, ông La O Bé, 58 tuổi, ở thôn Phú Lợi, xã Phú Mỡ hằng ngày dậy từ rất sớm để đi thăm rừng và tìm mật. Ông Bé bảo, hơn 25.000ha rừng nơi đây, ông thuộc từng nơi có gỗ quý, nơi có những cây rừng to nhất.

“Đây là thượng nguồn sông Kỳ Lộ, những cánh rừng này đã nuôi sống chúng tôi từ khi cất tiếng khóc chào đời nên bằng mọi giá, tôi phải bảo vệ chung”, ông Bé nói.

Phú Mỡ là xã miền núi xa nhất, khó khăn nhất của tỉnh Phú Yên, nơi thượng nguồn của con sông Kỳ Lộ với chiều dài hơn 120km chảy qua huyện Đồng Xuân và huyện Tuy An. Toàn xã có 837 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Ba Na và dân tộc Chăm Hroi.

Cũng như ông Bé, nhiều đồng bào DTTS ở xã Phú Mỡ đã và đang tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, người tham gia quản lý, bảo vệ rừng ở Phú Mỡ cũng có thêm kinh phí để trang trải cuộc sống.

Đang chuẩn bị lương thực để vào thăm rừng, ông La Lan Thông, Tổ trưởng Tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thôn Phú Lợi cho biết, các thành viên trong Tổ bảo vệ rừng trích tiền từ quỹ hoạt động của Tổ quản lý bảo vệ rừng để mua các nhu yếu phẩm cần thiết.

“Các thành viên đi xe máy đến bìa rừng, sau đó cùng nhau đi bộ để kiểm tra từng cây gỗ quý, rà soát kỹ từng khu vực để phát hiện các trường hợp khai thác rừng trái phép. Thời gian cho mỗi chuyến tuần tra như vậy là từ mờ sáng đến chiều tối”, ông Thông cho biết.

Theo UBND xã Phú Mỡ, mô hình khoán quản lý bảo vệ rừng có mức hỗ trợ 400.000 đồng/ha/năm (Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính). Với mức này, 4 Tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng sẽ nhận 3,01 tỷ đồng sau thời gian 10 tháng (từ tháng 3 đến tháng 12/2024) làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ 25.000ha rừng tự nhiên ở xã Phú Mỡ.

Hợp đồng giữa UBND xã và 4 Tổ quản lý bảo vệ rừng sẽ được ký hằng năm. Lực lượng chức năng kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng trước khi giải ngân số tiền trên. Ước tính mỗi hộ sẽ có khoảng 10 triệu đồng/năm tiền hỗ trợ hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.

(BÀI CTV SỸ HÀO) Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ 1
Người dân tại Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên tham gia quản lý, bảo vệ hơn 25.000ha rừng

Ngoài ra, chương trình giao đất rừng sản xuất (Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất) cho đồng bào DTTS ở xã Phú Mỡ trồng rừng, tăng sinh kế, cải thiện đời sống cũng được huyện Đồng Xuân thực hiện rất tốt. Đến nay, 46 hộ dân ở xã Phú Mỡ đã trồng keo trên phần đất được giao (3-6 ha/hộ) tại tiểu khu V2.2 và 75, với tổng diện tích 200ha. Tại tiểu khu 74, khoảng 61 hộ dân cũng đã trồng keo (1-3ha/hộ), với tổng diện tích 107,8ha.

Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Đồng Xuân, khu vực giao đất cho người dân xã Phú Mỡ chủ yếu là đất sét quặng, đá lẫn, nghèo dinh dưỡng, chỉ phù hợp với các loài cây lâm nghiệp cải tạo đất. Vậy nên, việc người dân trồng rừng phát triển kinh tế là phù hợp với điều kiện tự nhiên, đồng thời đảm bảo độ che phủ rừng trong khu vực, gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với chức năng phòng hộ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống người dân.

Bên cạnh đó, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng. Chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần giải quyết khó khăn về kinh phí hoạt động cho các chủ rừng nhà nước: nguồn thu từ tiền dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng nhà nước (từ 10% chi phí quản lý khoán bảo vệ rừng và một phần thu từ diện tích tự quản lý), đã góp phần giải quyết khó khăn về nguồn kinh phí hoạt động cho các đơn vị trong điều kiện kinh phí được cấp còn hạn hẹp. Từ nguồn kinh phí này, các chủ rừng chủ động hơn trong việc tổ chức lực lượng, hướng dẫn, đôn đốc và cùng với lực lượng nhận khoán tổ chức bảo vệ rừng có hiệu quả hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay ưu đãi từ BAC A BANK

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 05 đến ngày 08/11/2024.
Cà Mau: Ban Dân tộc tỉnh tổng kết công tác khen thưởng dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024

Cà Mau: Ban Dân tộc tỉnh tổng kết công tác khen thưởng dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024

Giáo dục - Minh Ngân - 1 giờ trước
Chiều ngày 4/11, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau tổ chức tổng kết công tác giảng dạy và học chữ Khmer, chữ Hoa hè năm 2024. Tham dự buổi tổng kết, có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc và Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh, cùng các thầy giáo, học sinh có nhiều cố gắng trong dạy và học tiếng dân tộc vào dịp hè 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 05 đến ngày 08/11/2024.
Huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) : Giải quyết việc làm cho 2.844 lao động đồng bào DTTS

Huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) : Giải quyết việc làm cho 2.844 lao động đồng bào DTTS

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, qua 3 năm triển khai đưa Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) vào cuộc sống, địa phương tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho người lao động có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống gia đình, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
Bồng bềnh chợ nổi Cái Răng

Bồng bềnh chợ nổi Cái Răng

Phóng sự - Tào Đạt - 1 giờ trước
“Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng /Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ”, dạo một vòng chợ nổi Cái Răng bằng thuyền máy, nhớ tới những câu thơ của tác giả Huỳnh Kim (thành phố Cần Thơ), cho tôi nhiều cảm giác thú vị. Nhưng điều khiến tôi nhãn mãn nhất là được ngắm nhìn, được thưởng thức đủ thứ trái cây, hương vị và màu sắc của miệt vườn sông nước miền Tây.
Ban Dân tộc Tuyên Quang: Tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc

Ban Dân tộc Tuyên Quang: Tập huấn về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực về chuyển đổi số (CĐS) cho cán bộ vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang

Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Việc phát huy, bảo tồn văn hóa của các dân tộc luôn được bình đẳng . “Lá phổi xanh” . Tài sản vô cùng quý giá Đông Nam Bộ. Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hoà: Phát triển du lịch miền núi vẫn còn nhiều cái khó

Khánh Hoà: Phát triển du lịch miền núi vẫn còn nhiều cái khó

Du lịch - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều tiềm năng, lợi thế về sinh thái, văn hóa truyền thống để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng động. Các địa phương miền núi của Khánh Hòa cũng đã quan tâm đến lĩnh vực này, nhưng thực tế việc phát triển du lịch vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm năng còn bỏ ngỏ.
Gia Lai: Chú trọng cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Gia Lai: Chú trọng cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Người có uy tín - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn chú trọng cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, Người có uy tín đã phát huy tốt vai trò tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Để hiểu rõ hơn về công tác bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho Người có uy tín, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trường Trung Tuyến, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai.
Ninh Thuận chú trọng nâng cao đời sống đồng bào Raglay

Ninh Thuận chú trọng nâng cao đời sống đồng bào Raglay

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn lực, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng quan tâm nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đồng bào Raglay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã và đang có nhiều điều kiện thuận lợi để vươn lên.
Việt Nam, số người tử vong do bệnh liên quan đến thuốc lá gấp 10 lần do tai nạn giao thông

Việt Nam, số người tử vong do bệnh liên quan đến thuốc lá gấp 10 lần do tai nạn giao thông

Sức khỏe - Vân Khánh - 4 giờ trước
Dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết, sử dụng thuốc lá gây ra 85.500 ca tử vong mỗi năm. Hút thuốc lá thụ động gây ra 18.800 ca tử vong. Tổng cộng là 104.300 ca tử vong/năm, vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá, cao gấp 10 lần so với tử vong do tai nạn giao thông gây ra.
Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu

Thời sự - PV - 23:45, 04/11/2024
Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.