Từng hai lần được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh sinh viên (HSSV) DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2014 và năm 2015, chàng sinh viên trường Đại học Y Hà Nội Nguyễn Việt Hưng (sinh năm 1997, ở xã An Tường, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) luôn nỗ lực học tập với mong ước trở về phục vụ quê hương.
Được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu, xuất sắc năm 2018, em Lý Cố Hoa, dân tộc Si La ở bản Seo Hai, xã Can Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu) và Tráng Seo Ché, dân tộc Mông, quê ở bản Mo 1, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên (Lào Cai) là hai trong số những gương mặt sinh viên đã được tuyên dương đang tiếp tục nỗ lực phấn đấu để thực hiện được ước mơ của mình.
Với mục tiêu đảm bảo cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học người DTTS có đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục, tạo tiền đề để các em học tập, tiếp thu kiến thức ở các cấp học tiếp theo, từ năm 2017, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.
Ngày 9/10, tại huyện miền núi A Lưới, Tỉnh Đoàn Thừa Thiên-Huế phối hợp với Báo Thiếu niên Tiền Phong và Quỹ học bổng Vừ A Dính tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi dân tộc thiểu số” năm 2019.
Việc nâng cao tiếng Việt cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh DTTS là chìa khóa nền tảng giúp các em nắm vững được các môn học khác. Tuy nhiên, trong các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai, công tác giảng dạy vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã có nhiều giải pháp giúp các em học sinh hứng thú với môn học, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc “dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên”, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã sử dụng nguồn kinh phí của tỉnh tổ chức truyền dạy tiếng DTTS cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn. Nhờ vậy, khoảng cách ngôn ngữ giữa thầy và trò được thu hẹp lại, mối liên kết giữa nhà trường với phụ huynh học sinh cũng trở nên gần gũi hơn.
Nhắc lại cảm xúc khi được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018, Hồ Hồng Cường-sinh viên đại học Thái Nguyên vẫn rưng rưng xúc động: “Em tự hào và hạnh phúc vì biết rằng dù là người DTTS rất ít người, nhưng em không hề cảm thấy đơn độc, bởi luôn có những trái tim ấm áp đồng hành trên mỗi chặng đường của em”.
Trước thềm năm học mới, nhiều trường học tại huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông đứng trước thực trạng thiếu giáo viên, thậm chí có những nơi, không dám gọi trẻ đến trường dù đã trong độ tuổi đi học. Để giải quyết khẩn cấp tình trạng trên, tỉnh đang nỗ lực thực hiện một số giải pháp.
Từ năm học 2020-2021, Chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM) sẽ chính thức được áp dụng vào lớp 1, bậc tiểu học. Thời gian không còn nhiều song, ở các địa phương vùng khó khăn công tác chuẩn bị còn rất nhiều khó khăn, nhất là điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp.
Đó là sinh viên Lương Thị Hoài (sinh năm 1998), dân tộc Nùng, lớp Giáo dục Tiểu học K42 Trường Cao đẳng Sư phạm Đăk Lăk. Hoài là một trong 73 sinh viên DTTS được tuyên dương trong buổi gặp mặt sinh viên DTTS có học lực giỏi, xuất sắc tỉnh Đăk Lăk lần thứ XXI-năm 2019 được tổ chức ngày 15/8 vừa qua.
Từ năm 2014, Bắc Kạn triển khai Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” với mục tiêu “đưa cái chữ” đến với đồng bào DTTS vì nhiều lý do chưa được đến lớp, chưa biết chữ. Theo đó, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, thực hiện hiệu quả giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học; chỉ đạo mở các lớp xóa mù chữ, giáo dục sau khi biết chữ và giáo dục thường xuyên cấp THCS…
Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2016-2020” theo Quyết định 1008/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 1008), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái để làm rõ hơn nội dung này.
Trong cộng đồng 19 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, ngôn ngữ dân tộc Mông, Thái có ảnh hưởng rất lớn, bởi tỷ lệ cơ cấu dân số của 2 dân tộc này chiếm đa số (trên 70%) và có nền văn hóa bản địa lâu đời nhất. Trước thực trạng ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc Thái, Mông có nguy cơ bị mai một, tỉnh Điện Biên đã triển khai Đề án dạy tiếng Thái, Mông cho học sinh và THCS, bước đầu gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận.
Nhiều năm qua, tại những buôn làng đồng bào dân tộc M’nông, huyện Tuy Đức (tỉnh Đăk Nông) nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia, bà con thường tự do qua lại khu vực biên giới, mà không hề hay biết mình đang vi phạm pháp luật. Trước thực trạng đó, những năm gần đây, các lực lượng chức năng đã tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật vùng biên giới cho bà con. Trong đó, Bộ đội Đồn Biên phòng Tuy Đức đã có sáng kiến phối hợp với các trường xây dựng mô hình “tiết học vùng biên”.
Hiện các trường dân tộc nội trú (DTNT) trên cả nước đang hoàn thiện hồ sơ xét tuyển học sinh, chuẩn bị cho năm học 2019-2020. Ở những tỉnh có ít địa bàn ĐBKK cũng đã có những điều chỉnh nhất định trong công tác tuyển sinh vào các trường DTNT.
Khoa Văn hóa-Nghệ thuật thuộc Trường Cao đẳng Lào Cai được biết đến, là nơi đào tạo nghệ thuật cho con em các dân tộc trong và ngoài tỉnh, góp phần bảo tồn và phát huy những nét đặc sắc trong kho tàng văn hóa của đồng bào các DTTS. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt, giảng dạy và học tập của hơn 100 thầy và trò ở đây hiện đang xuống cấp trầm trọng.
Hiện cả nước vẫn đang thiếu gần 19.000 giáo viên tiểu học, trong khi chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có thêm 2 môn là Tin học-Công nghệ và Ngoại ngữ, đồng nghĩa với việc cần thêm giáo viên.
Tại tổ Bàu Đĩa, thôn 7, xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước có một lớp học dành cho những người lần đầu tiên ê a học chữ. Trong lớp học này có nhiều người lớn tuổi, tóc đã bạc nhưng vẫn chăm chỉ đến lớp học từng con chữ.
Gặp ông Zơrâm Vui (63 tuổi,) khi ông vừa kết thúc tiết dạy tiếng Cơ-tu cho đội ngũ cán bộ trẻ trong huyện tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Đông Giang (Quảng Nam). Ông chia sẻ, trước khi trở thành người thầy dạy tiếng Cơ-tu, ông từng là cán bộ có 42 năm công tác tại địa phương. Hiện nay, ông đã nghỉ hưu và ở cùng gia đình tại thôn Trao, thị trấn P’rao.
Chỉ còn gần 2 tháng nữa là kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra. Hiện nay, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang tập trung tổ chức ôn thi, hướng nghiệp cho các em học sinh với mục tiêu giúp các em có được kết quả cao nhất, lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với điều kiện và khả năng của từng em.