Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Kết quả đỗ vào các trường đại học của học sinh DTTS: Kỳ vọng về một thế hệ tương lai đang dần hiện thực

Thúy Hồng - 18:51, 28/09/2021

Ngay sau khi các trường đại học công bố điểm chuẩn, tin vui đã về với nhiều trường học và các em học sinh DTTS. Trong đó, có nhiều trường có tỷ lệ trúng tuyển vào những trường tốp đầu đạt trên 90%.

Một tiết học của học sinh Trường PTDT Nội trú tỉnh Điện Biên. (Ảnh tư liệu, chụp trước ngày 27/4/2021)
Một tiết học của học sinh Trường PTDT Nội trú tỉnh Điện Biên. (Ảnh tư liệu, chụp trước ngày 27/4/2021)

Ngày 16/9, khi các trường đại học công bố điểm chuẩn, cũng là ngày cô và trò lớp 12A12, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (Thái Nguyên) đón niềm hạnh phúc vỡ òa. Cô Nguyễn Vân Anh, giáo viên Chủ nhiệm lớp 12A12 cho biết: “Tôi rất vui vì năm nay dù các trường lấy điểm chuẩn rất cao, nhưng học sinh của lớp tôi Chủ nhiệm đỗ đại học cao. Cả lớp có 50 học sinh, thì 35 em đỗ nguyện vọng 1, 10 em đỗ nguyện vọng 2, 5 em còn lại do đỗ vào nguyện vọng không mong muốn, nên đã làm hồ sơ theo học hệ dự bị”.

Em Phạm Vương Mai Linh, học sinh lớp 12A12 đỗ nguyễn vọng 1 Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, với 29,75 điểm, là 1 trong 100 thí sinh khối C có điểm cao nhất cả nước, chia sẻ: “Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng chúng em luôn được Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để học tập. Vì là học sinh nội trú, nên chúng em được các thầy cô quan tâm từ bữa ăn, giấc ngủ, sinh hoạt hằng ngày, đến việc học tập. Đây cũng là lý do em luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Em mong muốn trở thành một cô giáo giống như những thầy cô của em để mang tri thức đến với các học sinh DTTS ở vùng cao”.

Theo cô Lục Thúy Hằng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, trong năm học 2020 - 2021, Nhà trường có 12 lớp khối 12, với 550 học sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia. Tỷ lệ các em học sinh đỗ đại học của trường đạt 90%. Các em đều là học sinh dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa của các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhiều em trong số đó đậu các trường tốp đầu của cả nước.

Đối với Trường THCS, THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh, chỉ có 1 lớp 12, với 26 học sinh, thì 18 em đậu đại học sau khi các trường công bố điểm chuẩn, đạt tỷ lệ gần 70%.

Trong số các học sinh đậu đại học, nổi bật có em Vi Đức Mạnh, ở xã Kim Quang, huyện Vũ Quang, người dân tộc Lào, đạt số điểm 28,75 (tổng điểm xét tuyển cả ưu tiên là 31,5), đậu khối C Học viện Biên phòng. Em Hồ Thị Sương là người dân tộc Chứt, đậu khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Hà Tĩnh. Đây cũng là lần đầu tiên đồng bào Chứt ở Hà Tĩnh có con em đậu đại học.

Chia sẻ về thành tích mà cả lớp vừa đạt được, em Vi Đức Mạnh cho biết, ngoài những nỗ lực trong học tập, những học sinh Dân tộc nội trú luôn được sự quan tâm đặc biệt của Ban Giám hiệu nhà trường và thầy cô giáo. Các em cũng được nhà trường tạo điều kiện ăn ở để học tập tốt nhất.

Thầy Đặng Bá Hải, Hiệu phó Trường THCS, THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh (huyện Hương Khê) cho biết, Nhà trường đang có kế hoạch khen thưởng đối với những học sinh lớp 12 đậu đại học trong kỳ thi vừa qua. Đa số các em đều là học sinh DTTS ở vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn, nhưng luôn nỗ lực hết mình trong quá trình học tập để đạt được thành tích cao.

Có rất nhiều học sinh DTTS đỗ đại học điểm cao vào các trường đại học top đầu của cả nước. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Có rất nhiều học sinh DTTS đỗ đại học điểm cao vào các trường đại học top đầu của cả nước. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Tại Nghệ An, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An là cái nôi đào tạo cho học sinh DTTS của Nghệ An. Mùa tuyển sinh năm nay, trường cũng có nhiều học sinh DTTS đỗ cao. Năm nay, trường có 149 học sinh dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học. Trong đó, có đến 36 thí sinh đỗ đại học từ 30 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên). Riêng lớp 12A1 có 100% các em đỗ đại. Các em, phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số và ở vùng khó khăn, trong đó nhiều em đậu trường tốp đầu của cả nước.

Đối với vùng Tây Nguyên, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Tây Nguyên là một trong những trường có đông con em đồng bào các DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên đang theo học, cũng có tỷ lệ học sinh đỗ đại học cao.

Thầy Nguyễn Ngọc Phan, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, trong năm học vừa qua, tỷ lệ học sinh DTTS của trường đỗ vào các trường đại học top đầu của cả nước, với số điểm cao. Toàn trường có 12 em đạt điểm thi từ 28 trở lên, đều là con em các DTTS ở vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Tây Nguyên. Điển hình như em Nay HNgân, dân tộc Gia Rai, đạt 29,5 điểm.

“Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh DTTS học tập bằng chính năng lực của các em. Bên cạnh đó, Nhà trường còn dành những suất học bổng cho các em học sinh DTTS ở vùng sâu, vùng xa, có điều kiện khó khăn, có thành tích cao trong học tập”, thầy Nguyễn Ngọc Phan chia sẻ.

Có thể thấy, để đạt được điểm số cao trong các kỳ thi THPT, đại học là kết quả từ chính sách hỗ trợ giáo dục vùng DTTS và miền núi những năm qua của Đảng, Nhà nước; sự cố gắng, nỗ lực của các thầy, cô giáo cùng các em học sinh DTTS. Những kết quả này, đang khẳng định chất lượng giáo dục dân tộc đang ngày càng được nâng cao, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vùng DTTS và miền núi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 2 giờ trước
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 2 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 6 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 6 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 7 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 7 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.