Tình trạng học sinh bỏ học vẫn đang là bài toán nan giải ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, trong đó có xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Mặc dù chính quyền địa phương và nhà trường đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, song nhiều em vẫn không quay trở lại trường học.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 15 trong tổng số 30 quốc gia có số người mắc lao cao và bệnh lao kháng thuốc. Chương trình phòng chống lao đã được triển khai ở nước ta từ năm 1993, với nhiều nỗ lực từ Trung ương đến địa phương, nhiều bệnh nhân lao nhờ được phát hiện sớm, điều trị kịp thời đã góp phần nâng cao chất lượng công tác phòng, chống lao.
“Người hùng của con không nhất thiết phải mạnh mẽ như supermen trong các bộ phim hoạt hình. Không cần phải cứng rắn như người sắt, chỉ cần là người có trái tim ấm áp…”. Đó là một đoạn trong bức thư phản ánh rất chân thật về cuộc sống, tình cảm của em Lò Thị Thảo, dân tộc Thái, học sinh lớp 8A, Trường THCS Quang Hiến, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) dành cho bà nội của mình. Bức thư em viết gửi tham dự cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48, với chủ đề “Hãy viết thư cho người hùng của em”.
Mặc dù số người mắc bệnh lao phổi cao lại thiếu bác sĩ chuyên khoa nhưng tại các địa phương của tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp linh hoạt, hiệu quả để ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này. Đặc biệt, với các đối tượng là trẻ em, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS được kêu gọi khám sàng lọc liên tục. Từ đó phát hiện bệnh sớm, hiệu quả điều trị cao.
Năm 2014, tỉnh Đăk Nông ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án xóa mù chữ và Đề án xây dựng xã hội học tập nhằm xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu. Đến nay, đã mở hàng chục khóa học xóa mù chữ giúp hàng nghìn đồng bào DTTS biết đọc, biết viết, từ đó biết cách áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Sông Mã (Sơn La) là huyện biên giới còn nhiều khó khăn, giao thông cách trở, đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều thiếu thốn. Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, huyện Sông Mã đã nỗ lực đầu tư để xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng biên.
Hàng ngàn dự án, sản phẩm sáng chế khoa học độc đáo gắn liền với thực tiễn đã được học sinh giới thiệu tranh tài tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018. Tại tỉnh Lâm Đồng có những sáng kiến của các em học sinh mang đậm dấu ấn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mở ra những định hướng phát triển trong tương lai…
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, môn Lịch sử là môn thi thứ tư vào lớp 10 năm học 2019-2020.
Theo báo cáo của ngành Y tế, hiện nay, dịch sởi đã lan rộng ra 44 tỉnh, thành, trong đó tập trung ở các địa phương vùng sâu, vùng xa. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh nhân không được tiếp cận tiêm chủng vắc xin phòng sởi.
Thời gian qua, các bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có những bước tiến vượt bậc trong công tác khám và điều trị bệnh nhân. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc, từng bước giảm tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương…
Dù gặp rất nhiều khó khăn như, giao thông đi lại cách trở, học sinh bỏ học để đi nương, đi rẫy phụ giúp gia đình; nghỉ học để dựng vợ gả chồng,… nhưng với tình yêu nghề, lòng nhiệt tình, tâm huyết các thầy cô giáo vùng cao vẫn miệt mài với công việc vận động học sinh trở lại trường.
Bước sang năm mới 2019, hàng trăm học sinh trên địa bàn các thôn đồng bào Mông của xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) có thêm niềm vui vì được học trong những ngôi trường mới.
Với tấm lòng hướng về đồng bào DTTS, không ngại núi cao, vực sâu các y, bác sĩ ở Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ của tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần tình nguyện đến với đồng bào. Dẫu vất vả nhưng ai nấy đều rạng ngời niềm vui khi được tận tay chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng cao.
Họp giao ban với lãnh đạo bộ, ngành thuộc khối giáo dục, đào tạo, đại diện một số hiệp hội, chiều 28/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các đại biểu cho ý kiến, thảo luận một số “đầu việc” để thống nhất phối hợp thực hiện.
Vợ chồng thầy thuốc Nay Blum và H’Nơn, công tác tại Trạm Y tế xã Glar, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) được ví như cánh chim không mỏi giữa đại ngàn Tây Nguyên. Gần 30 năm gắn bó với ngành Y, họ chung một ước nguyện là cứu giúp, chăm sóc sức khỏe cho người dân ở vùng sâu.
Sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải nghỉ học từ năm lớp 9, nhưng với khát khao và nỗ lực phi thường, một cô gái dân tộc Dao đã giành được học bổng tiếng Anh toàn phần của Chương trình “Giúp đỡ thanh niên nghèo yếu thế”. Điều đáng quý là cô gái Phàn Thị Chấu, ở thôn Lùng Thiềng, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) còn mở một lớp học đặc biệt để dạy ngoại ngữ cho các em nhỏ ở địa phương.
Mặc dù liên tục có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhưng ngành Y tế tỉnh Đăk Nông vẫn thiếu hụt lớn nguồn nhân lực làm chuyên môn, nhất là các bác sĩ được đào tạo bài bản thuộc Chuyên khoa I, Chuyên khoa II. Bên cạnh đó, việc xã hội hóa cũng như mô hình tự chủ ở các bệnh viện cũng gặp không ít khó khăn.
"Những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 là cá biệt, không được phép diễn ra ở bất kì hình thức nào. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là kiên quyết xử lý, xử lý đến cùng tất cả mọi sai phạm, hướng tới kỳ thi bảo đảm mục tiêu đề ra".
Từ giữa năm 2018 đến nay, bệnh sởi bùng phát trở lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực phía Nam nói chung gây nên mối lo ngại lớn cho người dân. Một trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là do tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng quá thấp.
Sau đợt nghỉ Tết nguyên đán kéo dài, ở một số huyện vùng cao Yên Bái, tình trạng học sinh chưa trở lại lớp học diễn ra khá nhiều, trong đó tập trung chủ yếu ở các khối lớp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.