Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai: Dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh tại nhiều địa phương

Thuỳ Dung - 08:20, 20/06/2022

Tại tỉnh Gia Lai, số ca sốt xuất huyết đã tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2021, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận một trường hợp tử vong. Trước diễn biến phức tạp của dịch, ngành y tế tỉnh Gia Lai đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và phòng ngừa dịch.

Hiện nay, toàn tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 112 ổ dịch sốt xuất huyết
Hiện nay, toàn tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 112 ổ dịch sốt xuất huyết

Hiện nay, dịch sốt xuất huyết tại Gia Lai đã bùng phát ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố với số ca mắc tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2021 với 112 ổ dịch, 308 ca bệnh, ghi nhận 1 trường hợp đã tử vong.

Bệnh nhân Nguyễn Hải Anh (12 tuổi, huyện Ia Grai, Gia Lai) mắc sốt xuất huyết trong tình trạng chuyển biến nặng, đau bụng, nôn ói, huyết áp giảm vừa được chuyển tuyến từ Trung tâm Y tế huyện Ia Grai vào Khoa hồi sức tích cực và chống độc - Bệnh viện Nhi Gia Lai. Chị Lê Thị Duyên, mẹ của bệnh nhân cho biết: Sau khi thấy con mình có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, sốt cao tôi đã đưa con vào Trung tâm Y tế huyện để theo dõi. Sau khoảng 2 ngày thì tình trạng cháu chuyển nặng và được chuyển ngay tới bệnh viện tuyến trên để cấp cứu.

Bác sĩ Trần Thế Phương- Bác sĩ Chuyên khoa I, Khoa hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi Gia Lai cho biết: Từ đầu tháng 5 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 46 ca mắc sốt xuất huyết. Trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Hải Anh là do gia đình không kịp thời phát hiện, khi đến viện bệnh đã trở nặng và có diễn biến xấu.

“Bé nhập viện trong với biểu hiện sốt cao liên tục kèm với nôn ói, có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa. Thể trạng của bé khá mệt, lừ đừ, có dấu hiệu tổn thương vùng gan. Hiện tại, các bác sĩ và nhân viên y tế đã kịp thời chẩn đoán và điều trị cho bé bằng cách truyền dịch. Hiện tại bé đang được điều trị tích cực với dịch chống sốc theo phác đồ của Bộ Y tế”.

Tại Trung tâm Y tế thành phố Pleiku, theo thống kê 1 tháng nay, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 30 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Chị Nguyễn Thị Bích Tuyền (phường Trà Bá, thành phố Pleiku) đang chăm sóc con bị sốt xuất huyết cho biết: “Bé ở nhà sốt cao hai ngày không đỡ nên gia đình đưa cháu đi xét nghiệm và được chuẩn đoán mắc sốt xuất huyết, qua một tuần điều trị, tình hình của cháu hiện đã khả quan hơn.

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Gia Lai đang thăm khám cho trẻ bị mắc sốt xuất huyết tại bệnh viện
Bác sĩ Bệnh viện Nhi Gia Lai đang thăm khám cho trẻ bị mắc sốt xuất huyết tại bệnh viện

Theo nhận định của ngành Y tế tỉnh Gia Lai, các ca bệnh sốt xuất huyết gia tăng mạnh từ tháng 5 và kéo dài đến nay. Nguyên nhân do thời điểm này là cao điểm mùa mưa, mưa nhiều kết hợp với nắng đan xen là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue sinh sôi, phát triển. Chu kỳ dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue khoảng từ 3 năm đến 5 năm sẽ có một năm bùng phát dịch. Theo chu kỳ trên thì khả năng năm 2022 nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ cao, và có diễn biến hết sức phức tạp.

Ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: “Đối với bệnh sốt xuất huyết thì có tổng cộng 4 type (loại, kiểu, mẫu), trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có 3 type lưu hành. Khó khăn nhất là người mắc type này rồi vẫn có thể mắc type khác, nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng và tử vong trong thời gian tới có diễn biến rất phức tạp. Hiện nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 112 ổ dịch, hiện còn 40 ổ dịch đang hoạt động và các ca bệnh trải đều trên địa bàn tỉnh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, ngành y tế của tỉnh Gia Lai đã và đang rất nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát và phòng ngừa dịch sốt xuất huyết trên diện rộng như tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống bệnh như phun hóa chất diệt muỗi, tổ chức tốt việc tiếp nhận, điều trị bệnh nhân để giảm thiểu các ca mắc sốt xuất huyết trong cộng đồng…

“Sở Y tế đã triển khai công tác tuyên truyền về phòng chống sốt xuất huyết, để nâng cao nhận thức và để người dân thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường, không có ao tù, nước đọng, không có loăng quăng bọ gậy, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ… Đối với công tác y tế dự phòng, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các khối y tế dự phòng phải giám sát, chủ động, điều tra mật độ muỗi, loăng quăng, bọ gậy trong nhà để kịp thời phát hiện yếu tố nguy cơ để có biện pháp xử lý theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư để đảm bảo kịp thời xử lý cấp cứu cho người dân”, ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới nhất

Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới nhất

Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm. Uống đủ nước hằng ngày. Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Tin nổi bật trang chủ
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 12 phút trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Kinh tế - Hoàng Thùy - 15 phút trước
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.
Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 17 phút trước
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Kinh tế - Khánh Thi - 1 giờ trước
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, thị trường tín chỉ carbon rừng nổi lên như một cơ hội kinh tế bền vững cho Việt Nam. Những chính sách mới và các thỏa thuận quốc tế đang mở đường cho nguồn thu từ “vàng xanh” - tín chỉ carbon rừng, không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn tạo ra cơ hội phát triển lâu dài, bền vững cho các địa phương, cộng đồng.
Thầy giáo người Tày với sáng kiến “gieo chữ” nơi vùng cao Lục Ngạn

Thầy giáo người Tày với sáng kiến “gieo chữ” nơi vùng cao Lục Ngạn

Giáo dục - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Là người con dân tộc Tày, đến nay thầy giáo Vi Văn Hà đã có 16 năm cống hiến cho giáo dục vùng cao, vùng đồng bào DTTS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Thầy Hà chia sẻ, nhìn những học trò nghèo vượt khó bám trường, bám lớp, mình càng cảm thấy cần phải trách nhiệm học hỏi, trau rồi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để truyền dạy, lan tỏa sự ham học cho những em nhỏ nơi đây...
Lưu giữ “hương rừng" Tây Côn Lĩnh

Lưu giữ “hương rừng" Tây Côn Lĩnh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay, ngày 3/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam: Khai trương Bảo tàng thổ sản tại Hội An . Độc đáo những cổng nhà ở Măng Bút. Lưu giữ “hương rừng" Tây Côn Lĩnh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo Tết trâu, bò của người Xạ Phang

Độc đáo Tết trâu, bò của người Xạ Phang

Sắc màu 54 - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Hằng năm, vào ngày 1/10 Âm lịch, người Xạ Phang (nhóm địa phương của dân tộc Hoa) lại tổ chức Tết trâu, bò. Theo quan niệm của người Xạ Phang, trâu, bò không chỉ là tài sản lớn nhất mà còn là người bạn đồng hành của đồng bào trong cuộc sống hằng ngày.
Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Việc triển khai Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024 nhằm tạo sinh kế cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững; trong đó, cùng với việc hỗ trợ giống vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên còn tích cực hướng dẫn người dân về kiến thức kỹ thuật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, bảo đảm các dự án triển khai đạt hiệu quả cao.
Tân Lạc (Hòa Bình): Chú trọng công tác bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS

Tân Lạc (Hòa Bình): Chú trọng công tác bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS

Công tác Dân tộc - Hà Vy - 1 giờ trước
Với địa bàn là vùng miền núi khó khăn, tỉ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số, huyện Tân Lạc (tỉnh Hoà Bình) đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chăm lo sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho phụ nữ và trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Bế mạc Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17

Bế mạc Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Trong ba ngày thi đấu sôi nổi, quyết liệt (1 - 3/12), các vận động viên tham dự Giải vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - tranh Cúp Sao Vàng năm 2024 đã cống hiến nhiều trận đấu hay, đẹp mắt, để lại ấn tượng tốt cho khán giả, góp phần tạo nên sự thành công tốt đẹp của giải.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Kết nối việc làm để giảm nghèo bền vững

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Kết nối việc làm để giảm nghèo bền vững

Giáo dục - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, kết nối việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.