Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng lòng cùng đẩy lùi cái nghèo ở Phước Sơn

T.Nhân - H.Trường - 08:03, 20/08/2024

Trong thời gian qua, nhờ sự trợ giúp từ các Chương trình MTQG và một số chính sách khác, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng rất tích cực đầu tư và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Nhờ đó, ngày càng nhiều hộ dân làm ăn khá giả, diện mạo của huyện miền núi ngày càng tươi sáng hơn.

Mô hình chăn nuôi hiệu quả giúp chị Đồng Thị Hằng có kinh tế ổn định
Mô hình chăn nuôi hiệu quả giúp chị Đồng Thị Hằng có kinh tế ổn định

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Đồng Thị Hằng, một trong những hộ điển hình về phát triển kinh tế ở xã Phước Năng, huyện Phước Sơn. Trời chiều cuối hè, nắng như đổ lửa, thế nhưng, chị Hằng vẫn tất bật đội nón đi cắt cỏ voi, lá sắn cho bò ăn. Đàn bò chị nuôi trên mảnh đất rẫy cách nhà vài chục mét, với khoảng hơn chục con. “Hồi mới vào đây lập nghiệp, cuộc sống gia đình gặp muôn vàn khó khăn. Nhưng nhờ kiếm được cái này thì đầu tư cái kia, mỗi chỗ một chút nên giờ thì thoát được cái nghèo rồi”, chị Hằng nói.

Gia đình chị Hằng quê ở Lạng Sơn, vào Phước Sơn lập nghiệp từ khoảng giữa năm 2001. Thời điểm đó, vợ chồng chị chủ yếu làm nông với mấy sào ruộng và rẫy sắn, nuôi thêm mấy con gà, dù chăm chỉ nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Quyết không cam chịu cảnh nghèo khó, chị Hằng bàn với chồng vay vốn để làm ăn. Từ số tiền gần 30 triệu đồng vay được, cùng với ít vốn tích lũy được từ nhiều năm qua, chị cải tạo đất đồi để nuôi bò và trồng keo.

Nghĩ là sẽ thuận lợi, nhưng khi bắt tay vào làm, vợ chồng chị cũng nhiều đêm mất ngủ vì gặp trắc trở, nhất là thiếu kinh nghiệm về chăn nuôi. Không bỏ cuộc, chị tham gia một số khóa tập huấn do chính quyền tổ chức, từ đó có thêm kinh nghiệm về chăn nuôi. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, từ 3 con bò ban đầu, đến nay vợ chồng chị đã sở hữu 10 con bò và vườn keo rộng, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Có được thu nhập ổn định từ bò và cây keo, vợ chồng chị mạnh dạn đầu tư để mở thêm trang trại gà và nuôi heo sinh sản. Hiện nay, các nguồn thu từ các mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, giúp gia đình chị có của ăn, của để, xây dựng được nhà cửa khang trang. Ngoài việc tập trung làm kinh tế hộ gia đình, chị Hằng cũng hỗ trợ một số chị em trong xã về kỹ thuật chăn nuôi bò, heo, hướng dẫn họ tham gia một số lớp tập huấn của Hội Nông dân xã để có thêm kinh nghiệm trong sản xuất.

Nhiều người dân thoát nghèo bằng các mô hình kinh tế hiệu quả
Nhiều người dân thoát nghèo bằng các mô hình kinh tế hiệu quả

“Đầu tiên chọn nuôi bò vì bò ít bị bệnh tật, thức ăn lại dễ kiếm. Nếu chọn được con giống tốt, thì hiệu quả càng cao hơn. Nguồn thu từ lợn sinh sản cũng ổn định, mỗi năm khoảng 20-30 triệu đồng. Diện tích keo cũng bằng đầu cho thu nhập, hứa hẹn sẽ giúp tăng thu nhập đáng kể. Trong thời gian tới, vợ chồng tôi dự định sẽ đầu tư trồng cây ăn trái để có thêm thu nhập” chị Hằng chia sẻ.

Hiện nay, ở Phước Sơn, những mô hình làm kinh tế hay như chị Đồng Thị Hằng không hiếm. Qua thống kê, sau 5 năm triển khai thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ III, có hàng nghìn hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm bình quân 6,25%.

Như chị Triệu Thị Thảo (ngụ xã Phước Đức), với quyết tâm thoát nghèo, chị đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng để mở trang trại gà thả vườn. Giai đoạn đầu, chị cũng gặp khó vì gà hay bị dịch bệnh và chết. Không nản lòng, chị học hỏi thêm trên mạng xã hội, một số hộ chăn nuôi gia cầm, và tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do Hội Nông dân huyện tổ chức. Có kiến thức, chị tiếp tục đầu tư, ngoài nuôi gà thịt, chị cho thả 100 gà mái ấp trứng.

Mỗi tháng, trại gà ấp nở được 1.000-1.200 gà con. Sau khi bán những con gà giống này, chị Thảo thu nhập được 14-15 triệu đồng/đợt. Có tiền, chị tiếp tục đầu tư nuôi heo rừng lai, nuôi vịt giống, và trồng keo. Đầu ra gà giống, heo thịt và heo giống ổn định, cùng với việc nuôi trùn quế đang cho thu nhập tốt, mỗi năm gia đình chị thu nhập trên 200 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí.

Bắt đầu từ hai bàn tay trắng để có được cơ ngơi hôm nay, chị Thảo hiểu được những khó khăn trong việc khởi nghiệp, làm kinh tế của nhiều người. Do đó, chị sẵn sàng hỗ trợ kinh nghiệm, chia sẻ những bí quyết mà mình biết được, để giúp đỡ những bà con muốn cải thiện sinh kế. Trong thời gian qua, trại gà của gia đình chị trở thành điểm đến của nhiều bà con trong vùng để cùng nhau bàn chuyện làm ăn, phát triển kinh tế.

Người dân mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế. (Trong hình, người dân ở Phước Mỹ chuyển đổi trồng keo sang trồng cam Vinh bước đầu cho thu nhập khá)
Người dân mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế. (Trong hình, người dân ở Phước Mỹ chuyển đổi trồng keo sang trồng cam Vinh bước đầu cho thu nhập khá)

Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, cho biết: Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong 3 năm qua giảm 6,25%/năm, huyện phấn đấu đến năm 2025 giảm xuống còn khoảng 17%. Để làm được điều đó, bên cạnh việc triển khai hiệu quả các nguồn lực được phân bổ, địa phương cũng triển khai nhiều mô hình sản xuất phù hợp cho người dân, trong đó ưu tiên hỗ trợ những cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

“Huyện triển khai 9 dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để giúp người dân ổn định đầu ra, cũng như an tâm sản xuất. Bên cạnh đó, địa phương cũng phối hợp tổ chức các lớp học nghề; tập huấn, hướng dẫn người dân về cách làm, cách chăm sóc cây trồng, con vật nuôi hiệu quả. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, chuyển đổi mô hình sản xuất mới, xây dựng các nhóm hộ liên kết sản xuất để hỗ trợ nhau phát triển kinh tế”, ông Trung chia sẻ.

Cũng theo ông Trung, qua 3 năm triển khai, từ nguồn vốn phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Phước Sơn đã hỗ trợ người dân 179 con trâu, 2.259 con bò, 998 con heo và hàng nghìn giống cây trồng như,  dược liệu và cây ăn trái khác. Các mô hình này đang phát huy hiệu quả, mở ra nhiều hướng sản xuất mới cho người dân địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam khẳng định quyết tâm triển khai thành công Dự án khai thác muối mỏ kali tại Lào

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam khẳng định quyết tâm triển khai thành công Dự án khai thác muối mỏ kali tại Lào

Ngày 09/01/2025, tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào đã diễn ra Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Lào. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào 2025 được tổ chức với chủ đề: “Thúc đẩy phát triển bền vững và thịnh vượng”.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Liên bang Nga thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Liên bang Nga thăm chính thức Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 14/1, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 15/1.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Tạo nguồn nhân lực chất lượng từ vốn vay ưu đãi

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Tạo nguồn nhân lực chất lượng từ vốn vay ưu đãi

Kinh tế - Việt Hải - Mạnh Khánh - 7 giờ trước
Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là một chính sách nhân văn do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian, các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi, giúp cho nhiều gia đình có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, theo ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong đất nước.
Chở trẻ em không đúng cách trên xe máy bị phạt đến 10 triệu đồng

Chở trẻ em không đúng cách trên xe máy bị phạt đến 10 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật - 7 giờ trước
Nghị định 168 chính thức có hiệu lực từ đầu năm đã tăng nặng mức phạt với nhiều hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nghị định 168 tăng nặng mức phạt khi chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước của xe máy.
Nỗ lực tìm giải pháp để Vùng Đồng bằng sông Hồng tăng trưởng hai con số

Nỗ lực tìm giải pháp để Vùng Đồng bằng sông Hồng tăng trưởng hai con số

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ năm của Hội đồng với chủ đề “Tăng trưởng kinh tế hai con số - Vùng Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới” để thảo luận 2 nội dung báo cáo về tình hình triển khai các nhiệm vụ năm 2024, kế hoạch năm 2025 của Hội đồng; công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong Vùng.
Vụ bị liệt toàn thân sau mũi tiêm trị đau vai gáy: Bác sĩ khuyến cáo cẩn trọng khi tiêm thuốc ở cơ sở không bảo đảm tiêu chuẩn y tế

Vụ bị liệt toàn thân sau mũi tiêm trị đau vai gáy: Bác sĩ khuyến cáo cẩn trọng khi tiêm thuốc ở cơ sở không bảo đảm tiêu chuẩn y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 7 giờ trước
Người phụ nữ 54 tuổi đến phòng khám tư để tiêm chữa đau mỏi vai gáy, không ngờ bị liệt hai chân, sau đó mất cảm giác toàn bộ cơ thể.
Chinh phục đỉnh Phu Sa Phìn

Chinh phục đỉnh Phu Sa Phìn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội thuộc Top 10 điểm đến thú vị dịp Tết Nguyên đán. Chinh phục đỉnh Phu Sa Phìn. Người cao tuổi tiêu biểu ở Đắk Glong. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mùa Đông năm nay ít mưa hơn, Tết Nguyên đán khả năng rét khô

Mùa Đông năm nay ít mưa hơn, Tết Nguyên đán khả năng rét khô

Môi trường sống - Minh Nhật - 7 giờ trước
Giai đoạn cuối năm 2024 đầu năm 2025, Bắc Bộ mưa ít hơn nhiều năm. Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc khả năng rét khô.
Phát hiện 25 gói nylon nghi là ma túy trôi dạt vào bờ biển Côn Đảo

Phát hiện 25 gói nylon nghi là ma túy trôi dạt vào bờ biển Côn Đảo

Pháp luật - Tào Đạt - Quang Danh Tiến - 8 giờ trước
Thông tin từ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, ngày 13/1, đơn vị vừa tiếp nhận 25 gói nylon có tổng khối lượng khoảng 25 kg, nghi là ma túy, trôi dạt vào bờ biển Côn Đảo, được người dân phát hiện và giao nộp.
Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Chinh phục đỉnh Phu Sa Phìn

Chinh phục đỉnh Phu Sa Phìn

Media - BDT - 9 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội thuộc Top 10 điểm đến thú vị dịp Tết Nguyên đán. Chinh phục đỉnh Phu Sa Phìn. Người cao tuổi tiêu biểu ở Đắk Glong. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Việt Nam sẽ đóng góp hơn nữa cho hòa bình, hợp tác, phát triển

Thủ tướng: Việt Nam sẽ đóng góp hơn nữa cho hòa bình, hợp tác, phát triển

Thời sự - PV - 22:50, 13/01/2025
Tối 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân chủ trì tiệc của Chính phủ Việt Nam chiêu đãi Đoàn Ngoại giao, nhân dịp Năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.