Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗ lực ổn định chỗ ở cho đồng bào trước mùa mưa lũ ở vùng sạt lở núi

PV - 16:26, 27/06/2024

Để ổn định đời sống và sản xuất cho đồng bào, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã hỗ trợ kinh phí làm mới, sửa chữa gần 1.400 ngôi nhà cho người dân có nhà ở bị hư hại hoàn toàn, nhà ở bị hư hại một phần do mưa lũ và nhà ở theo tiêu chuẩn “3 cứng” cho bà con ở khu vực nguy cơ sạt lở núi cao.

Hiện trường vụ sạt lở đất ở xã Phước Lộc. Ảnh: TTXVN
Hiện trường vụ sạt lở đất ở xã Phước Lộc. Ảnh: TTXVN

Theo đó, đến trước mùa mưa năm nay, huyện Phước Sơn đã bàn giao cho đồng bào đưa vào sử dụng 264 ngôi nhà bị hư hại hoàn toàn và hư hại nặng, bàn giao, đưa vào sử dụng 150 ngôi nhà tái định cư đối với những hộ sống tại khu vực nguy cơ sạt lở núi và lũ quét vào ở trong các khu tái định cư tập trung và tái định cư xen ghép tại chỗ.

Đồng thời hỗ trợ di dời và cấp đất tái định cư an toàn cho hơn 200 hộ theo Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ sắp xếp lại chỗ ở, ổn định dân cư miền núi Quảng Nam giai đoạn 2021-2024.

Đặc biệt, đến trước mùa mưa năm nay, huyện Phước Sơn bàn giao và đưa vào sử dụng 270 ngôi nhà cho đồng bào, tập trung ở các xã vùng cao như, Phước Thành, Phước Kim, Phước Lộc là những nơi thường xuyên xảy ra sạt lở núi từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia.

Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Theo đó, 500 ngôi nhà nói trên tiếp tục được xây dựng theo kết cấu “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), phù hợp điều kiện thực tiễn của địa phương. Mỗi ngôi nhà làm mới trong diện này được hỗ trợ 60 triệu đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 46 triệu đồng, tỉnh Quảng Nam hỗ trợ thêm 14 triệu đồng, cộng với ngày công lao động được cộng đồng hỗ trợ.

Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, tuy có nhiều cố gắng trong việc xóa nhà ở tạm cho đồng bào, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nguy cơ bị sạt lở núi, song hiện toàn huyện vẫn còn hơn 1.700 ngôi nhà của đồng bào các dân tộc cần được hỗ trợ làm mới, sửa chữa lớn và tái định cư.

Cùng với nỗ lực cải thiện về nhà ở, huyện Phước Sơn còn lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình khác nhau để hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ lương thực để bà con khai hoang, mở rộng diện tích đất sản xuất, trồng cây dược liệu, giảm dần diện tích trồng keo, phát triển chăn nuôi, giúp đồng bào xây dựng sinh kế bền vững. Nhờ vậy, tình trạng thiếu lương thực trong giai đoạn giáp hạt cơ bản được khắc phục.

Theo Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, với nguồn vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn của tỉnh và ngân sách địa phương, huyện tập trung khắc phục cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thủy lợi, bố trí đất sản xuất, xây dựng các khu tái định cư cho đồng bào và đã lần lượt đưa vào sử dụng. Các địa phương trong huyện đang tập trung làm mới 500 ngôi nhà cho đồng bào theo Chương trình mục tiêu quốc gia.

“Khó nhất của địa phương hiện nay là bố trí đất sản xuất cho đồng bào, vì địa hình của các xã vùng sâu, vùng xa trong huyện hầu hết là rừng núi, có độ dốc cao, khó đáp ứng được cùng lúc hai mục tiêu là bố trí đất tái định cư ổn định lâu dài và bố trí đất sản xuất cho đồng bào. Những vấn đề này đang được địa phương và các ngành chức năng của tỉnh tập trung tháo gỡ nhằm ổn định chỗ ở lâu dài và tạo sinh kế bền vững cho đồng bào”, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn Lê Quang Trung cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Nón Tày - Một nét đẹp văn hóa đang dần mai một

Xã hội - Mỹ Dung - CTV - 17 phút trước
Bao đời nay, chiếc nón lá của đồng bào dân tộc Tày ở huyện vùng cao Định Hóa (Thái Nguyên) đã trở thành nét đẹp văn hóa, không chỉ được bà con sử dụng hàng ngày khi lên nương, ra ruộng hay xuống phiên chợ, mà còn là tín vật tình yêu trai gái hẹn hò...
Tập trung tiêu úng, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về lúa và hoa màu

Tập trung tiêu úng, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về lúa và hoa màu

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Tiếp theo Nam Định, Thái Bình là địa phương thứ 2 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cũng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương tới kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vào chiều nay (8/9).
Ngày 9/9, nhiều tỉnh, thành phố vẫn cho học sinh nghỉ học vì ảnh hưởng bão số 3

Ngày 9/9, nhiều tỉnh, thành phố vẫn cho học sinh nghỉ học vì ảnh hưởng bão số 3

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề như Quảng Ninh, Hải Phòng và một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, thông báo học sinh nghỉ học ngày mai (9/9) để các trường học tiếp tục khắc phục hậu quả sau bão số 3 (Yagi).
Thủ tướng kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão tại Hải Phòng

Thủ tướng kiểm tra, động viên công tác khắc phục hậu quả bão tại Hải Phòng

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều tối ngày 8/9, ngay sau các hoạt động tại Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, động viên người dân và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 tại thành phố Hải Phòng. Khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh là nơi tâm bão số 3 đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất.
Mưa lũ gây sạt lở tại Sa Pa làm hàng chục người thương vong

Mưa lũ gây sạt lở tại Sa Pa làm hàng chục người thương vong

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn thị xã Sa Pa có mưa to đến rất to đã gây sạt lở núi làm hàng chục người thương vong tại xã Mường Hoa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi những hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng thuận tiện hơn, thì chợ truyền thống nói chung, chợ truyền thống ở vùng DTTS đang dần mất đi những giá trị vốn có.
Mưa lớn khiến Quốc lộ 15C tiếp tục sạt lở, Thanh Hóa di dời hàng trăm hộ dân

Mưa lớn khiến Quốc lộ 15C tiếp tục sạt lở, Thanh Hóa di dời hàng trăm hộ dân

Thời sự - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), tuyến Quốc lộ 15C nối huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) về xuôi tiếp tục sạt lở, sụt lún, nứt toác nhiều nơi, gây nguy hiểm cho giao thông qua lại.
Suất cơm ấm lòng ngày mưa bão của thầy trò vùng biên xứ Thanh

Suất cơm ấm lòng ngày mưa bão của thầy trò vùng biên xứ Thanh

Thời sự - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Trước tính chất nguy hiểm của bão số 3, Ban Giám hiệu Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã quyết định không cho học sinh về nhà ngày cuối tuần. Đồng thời, tổ chức nấu cơm cho 460 học sinh ăn ngày mưa bão.
Yên Bái: Mưa lũ làm 1 người chết, nhiều tài sản của Nhà nước và Nhân dân bị thiệt hại

Yên Bái: Mưa lũ làm 1 người chết, nhiều tài sản của Nhà nước và Nhân dân bị thiệt hại

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Bão số 3 khiến nhiều địa bàn ở Lạng Sơn chìm trong biển nước

Bão số 3 khiến nhiều địa bàn ở Lạng Sơn chìm trong biển nước

Tin tức - Minh Anh - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn trên diện rộng khiến các sông suối tại tỉnh Lạng Sơn nước dâng lên cao. Nhiều địa bàn, khu dân cử chìm trong biển nước, nhà cửa, hoa màu, đường sá bị hư hỏng nặng.
Ông “đa chiều”

Ông “đa chiều”

Người có uy tín - Vân Anh - Giang Lam - 7 giờ trước
Với kinh nghiệm và nhiệt huyết của mình, ông Hoàng Văn Đa, sinh năm 1958, dân tộc Tày, Người có uy tín thôn Đồng Mán, xã Lực Hành, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của bản làng.