Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam kỳ vọng trở thành trung tâm dược liệu cả nước

T.Nhân - H.Trường - 23:03, 18/08/2024

Quảng Nam định hướng trong thời gian tới trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu của cả nước, trong đó chủ đạo là sâm Ngọc Linh và cây quế. Việc phát triển cây dược liệu tại địa phương đang được thực hiện theo lộ trình bền vững và bài bản, gắn với nâng cao sinh kế cho người dân.

Sâm Ngọc Linh có giá trị từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi kg tùy vào kích cỡ
Sâm Ngọc Linh có giá trị từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi kg tùy vào kích cỡ

Thoát nghèo từ cây quế

Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên bản địa là cây quế Trà My, nhiều hộ gia đình ở huyện Bắc Trà My đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Từ nguồn vốn vay, ông Trần Ngọc Liên, xã Trà Giáp đã mạnh dạn đầu tư trồng hơn 2ha quế. Sau gần 10 năm chăm sóc, đến nay gia đình ông đã có được nguồn thu nhập lớn. “Giá vỏ quế hiện nay khoảng 80.000 đồng/kg, mỗi năm tôi thu được gần 100 triệu đồng. Trồng cây quế không mất nhiều công chăm sóc, nhưng lợi nhuận cao hơn cây keo trước đây gia đình tôi trồng”, ông Liên nói.

Bên cạnh việc trồng quế lấy vỏ, trong mấy năm gần đây, ông đầu tư trại ươm giống cây quế Trà My để bảo tồn nguồn gen và bán ra cho người dân trong xã và các vùng lân cận mang lại nguồn thu nhập kha khá. Kinh tế chính từ cây quế, cùng với việc chăn nuôi thêm heo, gà, đến nay gia đình ông Liên đã thoát nghèo, xây dựng được ngôi nhà khang trang.

5 năm trước, ông Đoàn Duy Giáo, xã Trà Giáp là một trong những hộ khó khăn về kinh tế. Tận dụng nguồn vốn vay từ chính sách, ông đầu tư trồng gần 5ha quế và chăn nuôi bò. Đến nay, nhiều diện tích quế của ông đã bắt đầu cho thu hoạch. Từ hộ nghèo, gia đình ông đã trở nên khá giả, xây dựng được nhà cửa vững chắc.

Cây quế giúp hàng trăm hộ dân ở Bắc Trà My và các huyện miền núi thoát nghèo
Cây quế giúp hàng trăm hộ dân ở Bắc Trà My và các huyện miền núi thoát nghèo

Ông Lê Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết: Với giá bán hiện nay, từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, mỗi năm, người dân địa phương thu về hàng chục tỷ đồng từ hơn 400 tấn vỏ quế. Cây quế được xem là một trong các loại cây giảm nghèo chủ lực của huyện, do đó địa phương đang tiếp tục hỗ trợ cây giống để người dân mở rộng diện tích.

“Huyện đang xây dựng một số mô hình phát triển cây quế theo chuỗi giá trị phù hợp tiểu vùng sinh thái và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để làm cơ sở thúc đẩy, nhân rộng, phát triển hướng sản xuất hàng hóa bền vững. Huyện cũng đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng của cây quế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm quế Trà My”, ông Tuấn nói thêm.

Làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh

Quảng Nam có tổng cộng 9.863ha cây dược liệu các loại, trong đó sâm Ngọc Linh hơn 1.243ha, quế 5.993ha, bảy lá một hoa hơn 2.200ha, ba kích hơn 150ha, đẳng sâm 186ha, sa nhân 36ha, đinh lăng 42ha, chè dây 13ha... Sâm Ngọc Linh được phân bố tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Nam Trà My; cây quế là sản phẩm đặc thù ở huyện Bắc Trà My và một số vùng lân cận; trong khi đó một số cây dược liệu khác như ba kích, đẳng sâm, đinh lăng được phân bố ở hầu hết các huyện miền núi của tỉnh, nhiều nhất ở Nam Trà My, Đông Giang, Tây Giang.

Người dân làm giàu từ sâm Ngọc Linh
Người dân làm giàu từ sâm Ngọc Linh

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết: Trên địa bàn toàn huyện tính đến nay có khoảng 2.000 hộ phát triển kinh tế từ việc trồng cây dược liệu, trung bình mỗi năm trồng được khoảng 60ha các loại. Nhiều nhất trong số đó là nhóm hộ trồng sâm Ngọc Linh với hơn 1.500 hộ, diện tích khoảng 1.650ha. Cùng với việc tăng diện tích về trồng sâm, huyện cũng đang kiểm soát tốt đối với nguồn gốc, chất lượng sâm giống trước khi hỗ trợ cho người dân đưa vào trồng, đồng thời thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát triển và sản xuất cây giống sâm Ngọc Linh.

Cũng theo ông Dũng, sâm Ngọc Linh trong những năm qua trở thành sinh kế của người dân, nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ sâm. Đơn cử như Trà Linh, Trà Nam, mỗi năm có khoảng hơn 700 hộ thu nhập ổn định từ cây sâm, thu nhập từ hàng trăm triệu đến hơn 1 tỷ đồng mỗi hộ. Hơn nữa, trong thời gian qua, hàng chục doanh nghiệp, hợp tác xã trồng và chế biến sâm Ngọc Linh ra đời, tạo thành những chuỗi liên kết giảm nghèo hiệu quả.

Để kích cầu cho người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng và chế biến sâm, huyện Nam Trà My đã tổ chức gần 80 phiên chợ sâm và dược liệu đều đặn hằng tháng. Việc tổ chức phiên chợ sâm Ngọc Linh ngoài giúp người dân phát triển kinh tế, còn là cơ hội để địa phương mở hướng phát triển du lịch, tạo tiền đề cho sự phát triển của các huyện miền núi nói riêng, Quảng Nam nói chung.

Dù là cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế lớn, tuy nhiên trong vấn đề bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh hiện nay vẫn còn một số khó khăn nhất định. Để giải quyết vấn đề này, mới đây UBND tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Luật Sâm Việt Nam, Chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng thủ phủ vùng sâm Ngọc Linh, kêu gọi và thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư phát triển dược liệu nói chung và sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam nói riêng.

Mới đây UBND tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Luật Sâm Việt Nam, Chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng thủ phủ vùng sâm Ngọc Linh, kêu gọi và thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư phát triển dược liệu nói chung và sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam nói riêng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Tin nổi bật trang chủ
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 3 giờ trước
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 4 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 5 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 5 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.