Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đông Anh (Hà Nội): Sản phẩm OCOP – Nâng tầm vị thế nông sản địa phương

Mai Hương-CĐ - 11:48, 08/10/2021

Thời gian qua, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Đông Anh (Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, tạo sức lan tỏa, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương. Trong đó, nhiều sản phẩm đã vươn ra thị trường cả nước và có mặt tại nhiều thị trường nước ngoài.

: Trang trại rau hữu cơ của Công ty cổ phần rau An toàn Hải Anh.
: Trang trại rau hữu cơ của Công ty cổ phần rau An toàn Hải Anh.

Thay đổi tư duy người sản xuất

Chương trình OCOP được huyện Đông Anh xem là giải pháp, nhiệm vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, rất phù hợp với nhiệm vụ cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới hiện nay. 

Đây cũng là môi trường thuận lợi cho các loại hình kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển, nhất là phát triển HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh các địa phương và hình ảnh quốc gia, nâng cao hiệu quả sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Xây dựng sản phẩm rau an toàn thành sản phẩm, nằm trong sản phẩm chủ lực của huyện tham gia chương trình OCOP, thời gian qua, chính quyền xã Vân Nội đã hỗ trợ tích cực, đồng hành cùng người dân mở rộng quy mô, nâng chất lượng sản phẩm.

Chúng tôi khá ngỡ ngàng khi tới thăm mô hình vườn rau củ quả an toàn của anh Nguyễn Thế Hanh, cũng là Giám đốc Công ty cổ phần rau an toàn Hải Anh. Mô hình được công nhận đạt tiêu chuẩn 3 đến 4 sao OCOP cấp Thành phố. 

Anh Nguyễn Thế Hanh, cho biết: Với quy mô đầu tư theo hướng trang trại, anh đã chú trọng đến sản xuất rau củ quả an toàn theo hướng hữu cơ, để sản phẩm được công nhận đạt chuẩn, có truy xuất nguồn gốc. “Các loại rau trong hệ thống cơ sở của trang trại từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, được “gắn sao” 3 sao và 4 sao, tiêu thụ rộng rãi hơn, mang lại thu nhập cao hơn rõ rệt cho cơ sở”. 

"Trung bình mỗi ngày cơ sở xuất bán ra thị trường từ 5-6 tạ rau củ các loại trong thời điểm dịch bệnh, còn bình thường dao động trên 1 tấn rau củ quả các loại/ngày. Giá dao động trung bình từ 10 - 20 ngàn đồng/kg. Mỗi tháng trang trại còn tạo việc làm cho khoảng 20 lao động, với thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng/tháng", anh Nguyễn Thế Hanh cho biết thêm.

Ống hút rau củ được công nhận sản phẩm OCOP năm 2020.
Ống hút rau củ được công nhận sản phẩm OCOP năm 2020.

Với mong muốn mang sản phẩm Ống hút rau củ xuất khẩu sang các nước tiên tiến - Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Sông Hồng ở xã Đại Mạch (huyện Đông Anh), đã xây dựng quy trình sản xuất Ống hút rau củ đạt chất lượng cao. Theo ông Lê Văn Tám, Giám đốc HTX, từ khi được chứng nhận OCOP 5 sao năm 2020 của Thành phố và tiềm năng 5 sao cấp Trung ương, các sản phẩm của HTX hiện đã có mặt trên thị trường nhiều địa phương trên cả nước và thị trường nước ngoài như: Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Đức, …

Thông qua việc phát triển sản phẩm OCOP, HTX đã liên kết, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho bà con ở địa phương, giải quyết việc làm cho 30-50 lao động thời vụ, tạo việc làm ổn định cho 10-15 lao động, thu nhập trung bình từ 7-9 triệu đồng/người/tháng.

 Sản lượng trước khi có dịch Covid-19 khoảng 50.000 ống hút/ ngày; thời điểm có dịch, HTX duy trì sản xuất để giữ chân người lao động, các đối tác, đơn vị liên kết. Ngoài ra, HTX đã và đang hợp tác với một số đối tác thương mại, để xuất sản phẩm ra thị trường nước ngoài, như: Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam, Liên hiệp HTX Hoa Phong Sông Hồng, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Thành phố…

"Tuy dịch bệnh kéo dài nhưng sản phẩm của Công ty luôn được chào bán trên các kênh thương mại điện tử, nên không chỉ khách hàng trong nước mà ở nước ngoài khách hàng cũng bắt đầu tin dùng"- ông Tám cho biết thêm.

Nâng tầm vị thế nông sản địa phương

Điều đáng ghi nhận là, khi được lựa chọn tham gia chương trình OCOP, chính chủ thể (HTX, tổ hợp tác,cá nhân) đều có hướng sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, đạt chuẩn, thay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô và đặc biệt là liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Người sản xuất đều mong muốn, sản phẩm mình làm ra được công nhận, được đánh giá, được nâng hạng, gắn sao để nâng tầm, khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Quy trình sản xuất ống hút rau củ được thực hiện nghiêm ngặt và đảm bảo chất lượng
Quy trình sản xuất ống hút rau củ được thực hiện nghiêm ngặt và đảm bảo chất lượng

Ông Nguyễn Văn Thiềng, Trưởng phòng Kinh tế, huyện Đông Anh cho biết: Thực hiện Đề án OCOP, huyện có một số lợi thế như các sản phẩm chất lượng thực sự, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá tốt, tư duy sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị của các chủ thể đã rõ nét hơn, hướng đến mục tiêu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn OCOP. 

"Tuy nhiên, công tác quản lý, quản trị, tư duy sản xuất, kinh doanh và tính chủ động tìm kiếm thị trường của các chủ thể còn hạn chế. Hiện nay, Huyện đang tìm cách khắc phục khó khăn trên để Đề án OCOP tiếp tục được triển khai hiệu quả", ông Thiềng chia sẻ.

Hiện nay, các sản phẩm địa phương chưa thực sự thương mại hóa, khó tiêu thụ; tính sáng tạo thấp, chất lượng không ổn định, sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; việc phát triển các làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc sản thế mạnh của địa phương còn tự phát, quy mô nhỏ, lực lượng lao động tay nghề thấp, khó tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; thiếu sự liên kết, chủ động trong tìm đầu ra cho sản phẩm, chưa có các cơ chế, chính sách đủ mạnh để hỗ trợ thúc đẩy phát triển...

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng xây dựng Nông thôn mới Hà Nội cho rằng: Thông qua đánh giá, xếp hạng sản phẩm để từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Khuyến khích và tạo động lực cho các tổ chức kinh tế khắc phục các tồn tại, hạn chế, khó khăn; tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm.

 Khích lệ phong trào thi đua khởi nghiệp dựa trên các lợi thế cạnh tranh của địa phương, xây dựng ý tưởng, nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm, góp phần phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động.

Tính đến hết tháng 9/2021, huyện Đông Anh có 72 sản phẩm đạt chất lượng 3 sao, 33 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 1 sản phẩm đạt chất lượng 5 sao cấp Thành phố. Các sản phẩm được gắn sao OCOP như là định danh cho thương hiệu, rất thuận lợi cho doanh nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm, và nhất là khi tham gia xuất khẩu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
Hàng chục ngôi nhà ở vùng miền núi Nghệ An bị hư hỏng do mưa đá và lốc xoáy

Hàng chục ngôi nhà ở vùng miền núi Nghệ An bị hư hỏng do mưa đá và lốc xoáy

Tin tức - An Yên - 4 phút trước
Trận lốc xoáy kèm mưa đá đã gây hư hại một số nhà ở, hoa màu của nhân dân các xã thuộc huyện Kỳ Sơn, Anh Sơn (Nghệ An). Chính quyền địa phương đang nỗ lực bám sát địa bàn, hướng dẫn và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Số lượng lớn bò tót đã được phát hiện thông qua bẫy ảnh ở Vườn Quốc gia Phước Bình

Số lượng lớn bò tót đã được phát hiện thông qua bẫy ảnh ở Vườn Quốc gia Phước Bình

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 9 phút trước
Tại Vườn Quốc gia Phước Bình, thông qua bẫy ảnh, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được dấu vết của loài bò tót trong khu vực của Vườn, với số lượng khá lớn.
Lạng Sơn: Họp báo công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024

Lạng Sơn: Họp báo công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024

Tin tức - Tuấn Trình - 28 phút trước
Ngày 15/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp báo công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024. Ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự họp báo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan thông tấn báo chí trung ương, địa phương.
Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông

Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông

Tin tức - Minh Thu - 31 phút trước
Ngày 15/4, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 16 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 16 năm 2024

Tin tức - Hoàng Quý - 34 phút trước
Ngày 15/4, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 16 năm 2024. Tham dự họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Y Vinh Tơr, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Tin trong ngày - 15/4/2024

Tin trong ngày - 15/4/2024

Bản tin Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hàng nghìn lượt người đã về Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ. Nhiều hoạt động ý nghĩa tại “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024. Nghệ nhân Ma Đình Sung - Người làm nên báu vật ở làng Then. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trao tặng tủ sách nhân ái cho các em học sinh vùng cao

Trao tặng tủ sách nhân ái cho các em học sinh vùng cao

Xã hội - Quỳnh Trâm - 40 phút trước
Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thế hệ trẻ thông qua hành trình lan tỏa văn hóa đọc và tăng cường tiếp cận tri thức, Công ty TNHH Thiết kế thương mại DLS đã trao tặng tủ sách nhân ái đến 28 trường tiểu học miền núi tại 2 huyện miền núi Yên Minh (Hà Giang), Quan Sơn (Thanh Hóa).

"Biệt đội tóc dài" đồng hành với người dân vùng biên

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 43 phút trước
Bất chấp cái nắng gay gắt giữa tháng 4, gác lại công việc gia đình, các nữ đoàn viên dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới Việt - Lào, huyện Nam Giang (Quảng Nam), vẫn hàng ngày miệt mài hỗ trợ người dân tháo dỡ nhà cũ, vận chuyển vật liệu cùng nhiều tài sản của người dân vùng nguy cơ sạt lở đến nơi ở mới an toàn, không chút quản ngại nặng nhọc.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn chậm tiến độ, người dân ở gần bãi rác khốn khổ vì ô nhiễm

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn chậm tiến độ, người dân ở gần bãi rác khốn khổ vì ô nhiễm

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Thời gian gần đây, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân ở thôn 2, xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi về tình trạng ô nhiễm từ Khu xử lý rác thải. Người dân đang phải gồng mình chịu cảnh sống chung với ô nhiễm môi trường. Điều mà đáng lẽ ra đã được xử lý dứt điểm trong năm 2023, bởi huyện Ngọc Hồi đã đầu tư Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn của huyện (cách khu xử lý rác cũ khoảng 10 km, thuộc xã Đăk Kan) và theo kế hoạch là hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 7/2023.
Lạng Sơn: Giám đốc Trung tâm Sát hạch lái xe tham gia đường dây làm giấy tờ giả

Lạng Sơn: Giám đốc Trung tâm Sát hạch lái xe tham gia đường dây làm giấy tờ giả

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Khi lực lượng Công an kiểm tra, Bùi Như Thường đã giao nộp 72 bộ hồ sơ đề nghị sát hạch lái xe A1, trong đó có giấy khám sức khỏe khống.
Vọng khúc ca trù - Vọng lại tiếng ca đất kinh kỳ

Vọng khúc ca trù - Vọng lại tiếng ca đất kinh kỳ

Sắc màu 54 - Vàng Ni - Ngọc Anh - 1 giờ trước
Vừa qua, sự kiện “Vọng khúc ca trù” đã diễn ra tại Hội quán Phúc Kiến (số 40 Lãn Ông, Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là sự kiện do nhóm Việt Hòa Ca - sinh viên khoa Viết văn, Báo chí Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức. Sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân Thủ đô, các du khách trong và ngoài nước.