Nghị định 05/2011/NĐ-CP về Công tác dân tộc (CTDT) của Chính phủ, Chiến lược CTDT đến năm 2020 theo Quyết định số 449/QĐ-TTg, ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ là hai văn bản quan trọng cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực CTDT. Những kết quả cũng như những tồn tại đã được chỉ ra trong việc thực hiện CTDT là cơ sở để đặt ra mục tiêu của chiến lược CTDT đến năm 2045, với tư duy mới, tầm nhìn mới; gắn với phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của UBDT.
Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (CTDT/16-20) và Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&CN và UBDT giai đoạn 2012 - 2020. Dự và chủ trì Hội nghị có: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh; Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt; đại điện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các nhà khoa học.
Chiều 13/7/2021, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) của UBDT chủ trì cuộc họp Hội đồng TĐKT. Tham dự có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Hoàng Thị Hạnh, Y Thông; các thành viên Hội đồng TĐKT của UBDT.
Các đề tài thuộc Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (CTDT/16-20) đã có những đóng góp quan trọng, bổ sung vào kho tàng lý luận về DTTS, công tác dân tộc; góp phần nhận diện, dự báo xu thế diễn biến các vấn đề cơ bản, cấp bách về DTTS.
Trong vòng 16 năm, gần 140 hộ dân ở thôn Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã 3 lần di dời làng đến nơi ở mới do nơi ở cũ có nguy cơ sạt lở. Năm 2020, chính quyền huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng đề án tiếp tục di dời người dân đến nơi ở mới. Tuy nhiên, đối với lần di dời này, chính quyền địa phương đang gặp khó khăn trong việc vận động người thực hiện, trong đó nguyên nhân chính là do người dân vẫn chưa yên tâm, sợ đến nơi mới lại tiếp tục bị sạt lở.
Được Trung ương và các cấp địa phương quan tâm hỗ trợ đầu tư, đến nay hệ thống hạ tầng khu định cư 61 ấp Thạch Màng khang trang, đầy đủ. Người dân cũng nhận thức tốt việc thay đổi phương thức canh tác phát triển sản xuất và xây dựng nếp sống mới.
Bok Tới là xã miền núi thuộc huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Đây từng là khu căn cứ kháng chiến của tỉnh, nơi thành lập Sư đoàn Bộ binh 3 - Đoàn Sao Vàng (Sư đoàn 3 Sao Vàng) gắn liền với những chiến công oanh liệt trong kháng chiến chống Mỹ của quân và dân Bình Định. Từ một xã đặc biệt khó khăn, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Bok Tới đang thay đổi từng ngày.
Ngày 6/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Lưu Xuân Thủy, Ủy viên ban Ban Chấp hành Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS). Dự buổi Lễ có đồng chí Nông Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ, các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ cùng toàn thể đảng viên chi bộ Vụ DTTS.
Ngày 6/7, tại Hà Nội, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 9, nhiệm kỳ 2020-2025 theo hình thức trực tuyến nhằm sơ kết công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021. Đồng chí Nông Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ UBDT, Bí thư chi bộ và đại diện các tổ chức đoàn thể thuộc UBDT.
Giai đoạn 2021 - 2025, việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, phải tương thích với Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS & miền núi giai đoạn 2021 - 2030 bằng cơ chế, chính sách phù hợp.
Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, trong đó có Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025. Đồng bào dân tộc La Ha, một trong những dân tộc thiểu số rất ít người cũng được hưởng những thành quả trong quá trình triển khai thực hiện quyết định này.
Tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi cơ bản ổn đinh, an ninh trật tự được giữ vững; kinh tế -xã hội có bước phát triển; tuy nhiên đây vẫn là lõi nghèo, thường xuyên bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh; thời gian tới cần tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, trọng tâm là thực hiện tốt Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030...Đó là những vấn đề được đưa ra tại cuộc họp Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội thẩm tra kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, diễn ra sáng 2/7, tại Hà Nội.
Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã quyết liệt thực hiện di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao về thiên tai. Tuy nhiên, do thiếu vốn, thiếu quỹ đất bố trí tái định cư,... nên trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn hàng trăm hộ dân đang sinh sống ở vùng nguy hiểm, thường xuyên đối diện với nỗi lo lắng, bất an trong mỗi mùa mưa bão.
Cuối năm 2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1776/QĐ-TTg về việc bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Tại Thanh Hóa, do thiếu kinh phí nên sau nhiều năm triển khai, hiện vẫn còn nhiều hộ dân vẫn đang phải sống trong vùng nguy hiểm.
Nghị quyết về “Tam nông” đã tạo nên một diện mạo mới cả về chất và lượng cho khu vực nông thôn, nhất là ở vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, hiện nông nghiệp, nông thôn và nông dân đang đối diện với những thách thức mới, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh chiến lược mang tầm vĩ mô để phát triển bền vững.
Không còn phải vượt “9 suối, 10 đồi”, trở lại lần này, đường vào bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, (tỉnh Quảng Bình) đã được trải bê tông phẳng lì. Người Bru- Vân Kiều cũng đã đổi thay nếp nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (Nghị quyết “Tam nông”) nhiều năm qua, luôn nhận được sự hưởng ứng đặc biệt của các tầng lớp Nhân dân. Nghị quyết được triển khai đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của người dân, tạo kết quả nổi bật trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là ở vùng DTTS và miền núi.
Khi kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển toàn diện sẽ tác động ngược trở lại đến sự phát triển của mỗi gia đình người dân tộc thiểu số theo các tiêu chí: no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với các vùng phát triển.
Chiều ngày 24/6/2021, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị trao đổi các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) giai đoạn 2021-2030 (viết tắt là Chương trình MTQG). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đồng chủ trì Hội nghị.