Đề án Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 bảo tồn 3 lễ hội, nghi lễ truyền thống; 2 nghề thủ công truyền thống, sưu tầm, bảo tồn văn hóa phi vật thể của 3 nhóm ngành dân tộc ít người có nguy cơ mai một cao.
Sau hơn 10 năm triển khai xây dựng Nông thôn mới (NTM) và các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, dù đã được đầu tư không ít nhưng do xuất phát điểm thấp, địa hình hiểm trở, biệt lập nên xóm Nà Hoi, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) vẫn là xóm nhiều không (không điện, không đường, không nước sạch). Xóm có 21 hộ thì có tới 14 hộ nghèo.
Hệ thống chính trị ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Sơn La ngày càng được củng cố và nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn đồng bào đoàn kết, huy động các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Giai đoạn 2 Đề án tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo của tỉnh Nghệ An được triển khai từ năm 2017. Tính hiệu quả của đề án đã được chứng minh ở nhiều xã bản vùng sâu, vùng xa. Nhận thức của bà con nhân dân về pháp luật, an ninh trật tự xã hội đã có những chuyển biến tích cực.
Thanh niên các DTTS Tây Nguyên đang dần vượt qua rào cản tâm lý và tập tục lạc hậu để khẳng định khả năng và bản lĩnh, làm giàu chính đáng trên chính buôn làng của mình. Tuy nhiên, trên hành trình khởi nghiệp, chắc chắn họ sẽ không tránh khỏi những bước gập gềnh, vướng mắc cần sự hỗ trợ, hậu thuẫn nhiều hơn nữa về chủ trương, chính sách từ các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể... nhằm tạo điều kiện cho thanh niên DTTS lan tỏa khát vọng lập thân, lập nghiệp...
Ngày 30/7, Tổ Công tác của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (Tổ Công tác) đã thực hiện kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Ban Dân tộc tỉnh.
Từ TP. Đông Hà ngược lên Đường 9 phẳng lỳ, qua bao địa danh lịch sử huyền thoại như Nghĩa trang Đường 9, Chiến khu Ba Lòng, thị trấn Khe Sanh… một thời hào hùng chống giặc. Ngược tiếp lên đỉnh Trường Sơn, Hướng Phùng đã ở ngay phía trước. Đó là một vùng đất Bazan trù phú với những thung lũng xanh mướt cây cà phê Arabica tuyệt đẹp.
Thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Bắc Kạn đã triển khai nhiều hoạt động, góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức về hành vi thực hiện bình đẳng giới, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (gọi tắt là Quyết định 2085). Thực hiện Quyết định này, hàng nghìn hộ nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Hệ thống hồ, đập có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, vừa cung cấp nước uống, nước tưới tiêu, tạo năng lượng thủy điện, đồng thời cắt lũ, giải hạn,… Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, nguồn nước không đều nền hệ thống “kho chứa nước” này chưa phát huy hết công năng, kèm theo đó là những hệ lụy về sinh kế cho người dân, nhất là ở khu vực miền núi.
Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc, các chương trình, đề án, dự án thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Định đã được triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Sở hữu khoảng 3.450 con sông với chiều dài từ 10 km trở lên; cùng với đó là hàng nghìn sông suối nhỏ, nhưng nước ta không phải là một quốc gia dồi dào về nước. Biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan khiến nhiều địa bàn trên cả nước đã và đang xảy ra nhiều loại hình thiên tai cực đoan liên quan đến nước; đặc biệt là hạn hán sẽ diễn ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất người của người dân, nhất là ở vùng DTTS và miền núi.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi thường xuyên đối mặt với các thiệt hại và rủi ro thiên tai liên quan đến nước, trong đó có các loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm như: lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối… Do biến đổi khí hậu, các rủi ro thiên tai liên quan đến nước sẽ ngày càng gia tăng, tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động kinh tế, dân sinh. Đây là thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của vùng DTTS và miền núi nói riêng, cả nước nói chung.
Xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) "về đích" nông thôn mới (NTM) năm 2020; toàn xã có 6 thôn thì có 5 thôn đạt chuẩn, trừ thôn Bản Phải, dù rằng đây là thôn có điều kiện kinh tế khá nhất của xã. Nguyên nhân là do thôn còn chưa đạt tiêu chí về an ninh trật tự. Cũng tại thôn này, người dân luôn tụ tập đòi chính quyền đưa thôn trở lại thôn vùng III, không chịu thoát nghèo chỉ vì chiếc thẻ bảo hiểm y tế.
Từ xã đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao… đến nay đời sống người dân ở xã Ea Lâm được nâng lên. Diện mạo xã Ea Lâm đã từng bước khởi sắc và đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới.
Chiến lược công tác dân tộc trong giai đoạn mới sẽ được thiết kế gắn với phương hướng, nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; với tầm nhìn dài hơi, hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Nhưng với xuất phát điểm còn thấp so với bình quân chung cả nước, thì để thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất thiết phải có cách tiếp cận riêng, nhất là ở khâu xây dựng chính sách đầu tư, hỗ trợ.
Nguồn lực đầu tư nhỏ lẻ, địa hình chia cắt mạnh, các mô hình hỗ trợ sản xuất chưa thực sự hiệu quả,... là những rào cản trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Giải quyết được những vấn đề này, các xã ở huyện Pác Nặm mới có thể "về đích" nông thôn mới.
Tình trạng nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn đang là một thách thức lớn nhất hiện nay; trong đó hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ yếu là người DTTS. Một phần nguyên nhân là do việc thiết kế, thực thi chính sách mới dừng lại ở khâu “cho xâu cá” là chính mà chưa thực sự phát huy nội lực của người dân để “trao cần câu”.
Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình Xây dựng Nông thôn mới (NTM), đến cuối năm 2020, nhiều địa phương trong cả nước đã bắt đầu lộ trình xây dựng NTM nâng cao, nhưng huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) vẫn đang loay hoay để phấn đấu về đích NTM, dù chỉ là ở một xã.
Ngày 16/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược công tác dân tộc (CTDT) giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã tổ chức phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh – Trưởng Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo đồng chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có đại diện Lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên của Ban Chỉ đạo, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập.