Chiều ngày 19/9, Huyện ủy Bắc Hà phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tuyên truyền trực tiếp về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới đồng bào Mông ở Bản Phố năm 2023
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, với vai trò là cơ quan Thường trực Chương trình MTQG 1719 tỉnh Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung thuộc Chương trình.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ. Đoàn gồm 40 đại biểu Người có uy tín thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, do ông Lê Bá Xuyên - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang làm Trưởng Đoàn.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Kbang vừa tổ chức ra mắt mô hình điểm “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025” tại xã Tơ Tung.
Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 10.596 lượt Người có uy tín trong đồng bào DTTS được công nhận. Phát huy vai trò của mình, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đã trở thành những “đầu tàu” trong các phong trào của địa phương, góp phần quan trọng giúp địa phương thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc, từ đó thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức 2 hội nghị phổ biến, tuyên truyền kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023. Tham dự 2 hội nghị có 60 học viên là cán bộ, công chức các xã, đoàn thể và trưởng thôn, bản vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Với việc triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thái Nguyên tiếp tục có những đột phá ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH). Sự phát triển của vùng “lõi nghèo” đã góp phần quan trọng để Thái Nguyên tiến tới hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT – XH được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực về bình đẳng giới, vị thế của phụ nữ vùng cao tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, về tổng thể chị em phụ nữ vẫn còn nhiều thiệt thòi. Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” như một luồng gió mới với nhiều hoạt động tích cực đã và đang góp phần thay đổi cuộc sống của chị em phụ nữ ở huyện vùng cao Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Triển khai Chương trình MTQG 1719, cùng với nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội trong tuyên truyền, vận động và giám sát, phản biện xã hội. Nhờ đó, các chương trình, dự án được triển khai bảo đảm đúng tiến độ, địa bàn và đối tượng thụ hưởng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình MTQG 1719.
Từ ngày 5 - 7/9/2023, tại Tp. Tuy Hòa, Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự động thuận của Nhân dân, huyện Sa Thầy (Kon Tum) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trong đồng bào DTTS là một giải pháp được tỉnh Thái Nguyên chú trọng trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc. Từ nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã chủ động biến thách thức thành cơ hội, chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 60%, chủ yếu là đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Đây là vùng còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh, đồng thời cũng là "vùng trũng" về tiếp cận pháp luật". Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miên núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG1719), Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa được giao chủ trì thực hiện nội dung "Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng DTTS" đã phối hợp với các huyện miền núi quyết liệt triển khai và đạt được những kết quả tích cực.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I từ 2021 đến 2025 ( viết tắt là Chương trình MTQG 1719) đã dành nguồn lực rất lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển hệ thống các trường dự bị đại học dân tộc, nhằm phát huy vai trò của hệ thống trường chuyên biệt, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh DTTS và miền núi trong giai đoạn hiện nay.
Huyện Đăk Tô có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân số toàn huyện hơn 53.600 người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 57,17%. Nhiều năm qua, nhờ thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, được triển khai kịp thời, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng thụ hưởng...qua đó, góp phần thay đổi diện mạo cho những xã vùng khó, đời sống người dân cũng từ đó được nâng lên.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Trà Vinh được đánh giá, là một trong những tỉnh triển khai thực hiện và giải ngân vốn thuộc nhóm khá tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Kiên Ninh - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh về tình hình đời sống vùng đồng bào DTTS ở Trà Vinh, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn hiện nay.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Qua đó, giúp đồng bào nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chương trình, chính sách dân tộc đang triển khai trên địa bàn.
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, tại 11 huyện miền núi và 4 huyện có xã miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang có trên 20.000 hộ dân thiếu đất sản xuất và đất ở.
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 44 về “Quy định số lượng, quy mô, cách thức tổ chức thực hiện mô hình điển hình tiên tiến là các già làng, trưởng thôn, Người có uy tín, cán bộ cốt cán; nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu người DTTS trên địa bàn tỉnh”. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/8/2023.
Nhân dịp chuẩn bị vào năm học mới 2023 - 2024, Công đoàn cơ quan Ban Dân tộc phối hợp với Chi nhánh Viettel tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức thăm, tặng quà các học sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn tại Trường Tiểu học Bắc Sơn và Trường Tiểu học Hồng Trung, xã Trung Sơn, huyện A Lưới.