Như Báo Dân tộc và Phát triển đã đưa tin, chiều 10/8, tại Tp. Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 đã chủ trì Hội nghị về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG các tỉnh Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh Trung du và miền núi Bắc bộ. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh - Phó Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG đồng chủ trì Hội nghị.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 12 hội nghị tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các thôn trên địa bàn xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được nửa chặng đường. Từ khi triển khai thực hiện Chương trình, diện mạo mỗi thôn, xóm vùng đồng bào DTTS tại huyện Chi Lăng dần thay đổi tích cực. Đó là kết quả của tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên, sự tin tưởng, đồng thuận và hưởng ứng tích cực của Nhân dân.
Với đặc thù vùng cao, việc thực hiện bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ, bảo vệ quyền của trẻ em ở Lào Cai còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã từng bước giải quyết những hạn chế này.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ phải giải ngân toàn bộ số vốn của năm 2022 kéo dài sang năm 2023, phấn đấu giải ngân ít nhất 90% vốn được phân bổ năm 2023.
Sáng 10/8, tại Tp. Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 270 người thuộc hai nhóm đối tượng 3 và 4.
Tỉnh Thái Nguyên hiện có 821 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Dù ở các lứa tuổi, cương vị khác nhau, nhưng đội ngũ Người có uy tín của tỉnh đều tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì bản làng, thôn xóm; tích cực vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là những tấm gương tiêu biểu trong các phong trào tại địa phương.
Chiều 9/8, Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý Nhà nước và nghiệp vụ Công an người DTTS năm 2023.
Hơn 50% số hộ DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, tự lực vươn lên thoát nghèo. Đó là nội dung được báo cáo tại Hội nghị sơ kết 2,5 năm thực hiện Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững" trên địa bàn tỉnh, do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức chiều 9/8.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ủy ban Dân tộc với vai trò là cơ quan chủ trì đã tham mưu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đảm bảo nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình. Qua đó, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt và bảo đảm tính công khai, minh bạch của Chương trình.
Từ ngày 20/7 đến ngày 8/8/2023, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức 6 hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin cho 558 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Tuyên Quang.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch, hỗ trợ téc chứa nước cho hộ nghèo là người DTTS. Nhờ được đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nên nguồn nước sạch hợp vệ sinh đã được đưa về từng hộ dân. Theo đó, y thức thực hiện vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân của người dân đã ngày càng được nâng cao.
Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Lê Xuân Hải - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế làm Trưởng đoàn, đã có chuyến công tác tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Ngày 8/8, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa ký Quyết định 2441 ban hành Chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến 2030. Chiến lược nhằm tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về biểu hiện của khuôn mẫu giới, định kiến giới và phân biệt đối xử về giới, tăng cường trách nhiệm lồng ghép giới, thực hiện bình đẳng giới cho các cơ quan, ban ngành thực hiện các dự án và tiểu dự án trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện chủ trương của tỉnh Quảng Ninh, huyện vùng cao Bình Liêu đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi, người khuyết tật, người DTTS nghèo... trước ngày 2/9/2023.
Nhằm giúp đồng bào DTTS nắm vững các kiến thức mới về trợ giúp pháp lý, vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn).
Thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Kon Tum đã thành lập được 138 mô hình kinh tế tập thể, HTX, với hơn 2.000 thành viên tham gia, trong đó có hơn 80% thành viên là phụ nữ DTTS.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS, miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022 - 2025”.
Sắp xếp lại đơn vị hành chính là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên nhìn từ góc độ văn hóa, việc đặt tên xã, thôn sau sáp nhập ra sao là bài toán không đơn giản, bởi tên làng như chiếc rễ ăn sâu vào tâm thức người Việt, không phải là tên gọi hành chính đơn thuần.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự nỗ lực của Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương đã và đang chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, sẽ có một số chỉ tiêu được đặt ra theo kế hoạch ước tính đến 31/12/2023 hoàn thành.