Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, để không ai bị bỏ lại phía sau trong thụ hưởng Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các bộ, ngành Trung ương đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Các địa phương cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, cùng với sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.
Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo phương án, sẽ tiến hành sắp xếp 529 đơn vị (gồm 435 xã, 63 phường, 31 thị trấn) thành 166 đơn vị hành chính cấp xã mới, bao gồm: 18 phường và 148 xã (73 xã đồng bằng, 75 xã miền núi). Trong đó, có 16 xã, thị trấn giáp biên giới với nước bạn Lào.
Yên Bái là tỉnh miền núi có tới 57,4% là đồng bào DTTS. Trong giai đoạn 2019-2024, công tác dân tộc, chính sách dân tộc được cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, chú trọng. Đồng bào các dân tộc phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, tích cực lao động, sản xuất phát triển kinh tế. Tỷ lệ hộ nghèo người DTTS giảm bình quân 6,98%/năm.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều kế hoạch, giải pháp cụ thể, ưu tiên triển khai đào tạo nghề gắn với tạo việc làm bền vững.
Với sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy Đảng, các cấp, ngành và sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân, trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các Dự án, Tiểu Dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đọan 2021 - 2030; giai đoạn I; từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi toàn diện.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, với dân số trên 812 nghìn người, đồng bào DTTS chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông sinh sống. Thời gian qua, Lạng Sơn luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao đời sống người dân và thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân ở vùng DTTS.
Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo ra diện mạo tươi mới cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, nâng cấp đã phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngày 17/4, nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2025, Đoàn công tác tỉnh Gia Lai do ông Trường Trung Tuyến - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh tại Tòa Giám mục Giáo phận Kon Tum; Ban Đại diện Tin lành tỉnh Gia Lai (thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước được phát động, hàng trăm nghìn ngôi nhà đã được khởi công, bàn giao cho hộ nghèo. Đây là thành quả từ sự quyết liệt trong chỉ đạo và thần tốc trong thực hiện, thể hiện trách nhiệm từ trái tim của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Ngày 14/4, ngày đầu tiên của Tết Chôl Chnăm Thmây, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm, tặng quà và chúc mừng các chùa Khmer, Salatel và Người có uy tín là đồng bào dân tộc Khmer.
Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ hằng tháng đối với nhân viên y tế thôn, tổ dân phố và cô đỡ thôn bản bằng 0,7 và 0,5 so với mức lương cơ sở thay cho mức đang hưởng 0,5 và 0,3 hiện nay.
Nhờ chú trọng hỗ trợ sinh kế ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường của Hội Phụ nữ các cấp, chị em phụ nữ các DTTS đã thay đổi tư duy, cách làm, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó, thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao thu nhập, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS.
Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang tích cực đẩy mạnh triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS theo Dự án 1. Nhiều hộ đồng bào đã được “an cư” trong những ngôi nhà mới, tạo động lực trên hành trang lập nghiệp.
Những năm gần đây, nguồn vốn hỗ trợ từ Dự án 3, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế theo hướng bền vững cho đồng bào DTTS.
Hỗ trợ đồng bào DTTS xóa nhà tạm, nhà dột nát là chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hóa bằng các chương trình, dự án triển khai thực hiện từ hàng chục năm nay; mục tiêu hướng tới là xây mái ấm cho đồng bào.
Sáng sớm ngày 12/4/2025, không khí tại bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) trở nên rộn ràng, ấm áp, bởi sự có mặt của đông đảo bà con dân tộc Cống đến tham gia lớp truyền dạy tiếng dân tộc Cống theo hình thức truyền khẩu.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương trong toàn tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để triển khai. Sau gần 4 năm, diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến căn bản; kinh tế - xã hội có bước phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm sâu, góp phần vào thành công chung của Chương trình MTQG 1719 của cả nước.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, vừa qua, Đại tá Lâm Phước Nguyên - Giám đốc Công an tỉnh An Giang làm Trưởng đoàn công tác của Công an tỉnh đến thăm, tặng quà và chúc Tết Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty - Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì Chùa Soài So (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và Hòa thượng Chau Sơn Hy - trụ trì Chùa Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Tham gia cùng Đoàn còn có đại diện lãnh đạo Phòng An ninh nội địa, Phòng Tham mưu Công an tỉnh…