Tỉnh Cao Bằng hiện có 2.485 Người có uy tín. Thực hiện chủ trương sáp nhập các thôn, bản, tổ dân phố theo Nghị quyết 18 của Trung ương, từ tháng 3/2020, số Người có uy tín trên địa bàn tỉnh giảm khoảng 1.000 người. Số người ít đi, công việc nhiều hơn, địa bàn rộng… là những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động của Người có uy tín tại cơ sở.
Trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển quan trọng. Tỉnh Thanh Hóa đang đặt mục tiêu đến năm 2025, nâng thu nhập bình quân đầu người của vùng DTTS gấp 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,67%.
Với Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ((KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, tỉnh Cao Bằng được phân bổ 8,4 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Lô Lô tại hai huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc. Đây là những tín hiệu bước đầu, hứa hẹn giúp đồng bào Lô Lô vươn lên.
Toàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) có 40 tổ chức cơ sở đảng với 1.514 đảng viên, trong đó có 553 đảng viên người DTTS. Những năm qua, huyện đã phát huy tốt vai trò của đảng viên lão thành, đồng thời chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ đảng viên trẻ người DTTS, từ đó tạo thuận lợi hơn trong công tác dân vận, triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Năm 2020, Thành ủy TP. Cần Thơ xác định chủ đề “Thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp của Thành phố, nhiệm kỳ 2020 - 2025”. Hiện các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện, đồng bộ nhiệm vụ chính trị được giao.
Là 1 trong 41 đại biểu tiêu biểu của tỉnh Yên Bái được lựa chọn tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, ông Thào A Ký (SN 1972), dân tộc Mông ở bản Có Mông, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải hơn 15 năm được dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín. Ông đã có nhiều đóng góp trong công tác vận động người dân xây dựng nông thôn mới, xoá bỏ hủ tục lạc hậu và tích cực phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no.
Với cách làm sáng tạo, bài bản, công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua. Trong đó, chất lượng đời sống, mức thu nhập của người dân vùng DTTS đã có sự chuyển biến tích cực...
Theo Đề án của Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021, ngày 14/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua nội dung sắp xếp 2 đơn vị hành chính cấp huyện và 76 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Cao Bằng. Sau sáp nhập, tỉnh Cao Bằng giảm 3 huyện (còn 9 huyện, 1 thành phố) và giảm 38 xã (còn 8 phường, 14 thị trấn và 139 xã).
Phân định vùng DTTS và miền núi là căn cứ quan trọng để thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Từ thực tế tại tỉnh Hà Giang, việc phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển cho giai đoạn mới là cần thiết và phù hợp với thực tế, nhằm xây dựng, hoạch định chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Ngày 13/3/2020, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp với Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về công tác phối hợp thực hiện Đề án Tổng thể phát triển phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tham dự cuộc họp có Chủ tịch Liên Minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo; Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Văn Thịnh và các đồng chí lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Liên minh HTX Việt Nam; các đồng chí thành viên Tổ soạn thảo Đề án Tổng thể thuộc Ủy ban Dân tộc.
Lồng ghép giới theo nguyên tắc “ưu tiên phụ nữ” được thể hiện xuyên suốt trong các văn bản liên quan của Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Nhưng trên thực tế, đây vẫn là một rào cản trong quá trình thực hiện, vừa hạn chế mức thụ hưởng của phụ nữ, đồng thời kéo giảm hiệu quả của chính sách giảm nghèo.
Thời gian qua, Ban Dân tộc (BDT) tỉnh Cao Bằng luôn chú trọng công tác cải cách hành chính CCHC nhằm xây dựng cơ quan thật sự dân chủ, chuyên nghiệp.
Trong không khí phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã đặt nhiều niềm tin, sự kỳ vọng vào sự đổi mới, phát triển hơn sau các kỳ Đại hội Đảng. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến, tình cảm tâm huyết trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS). Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, phụ nữ DTTS vẫn ở vị trí yếu thế hơn trong gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy, tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ DTTS được tham gia các hoạt động chính trị, xã hội sẽ là nội dung được ưu tiên trong việc xây dựng chính sách, chương trình, dự án trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam.
Chiều 5/3, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN) đã họp thống nhất hồ sơ, nội dung dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình mục tiêu quốc gia). Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh cùng Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa đồng chủ trì cuộc họp.
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉnh Bình Định đã đạt những kết quả rất tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực công tác dân tộc, nhờ đó mà vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã có nhiều thay đổi rõ nét.
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được xây dựng thành 10 dự án và 11 tiểu dự án. Trong đó, dự án số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ DTTS. Dưới đây là một số ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực bình đẳng giới tại Hội thảo khuyến nghị lồng ghép giới trong các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vừa diễn ra cuối tháng 2/2020.
Hiện, cả nước có 34.031 Người có uy tín được Nhân dân các thôn bản, buôn làng bình chọn, suy tôn và được chính quyền các cấp và địa phương công nhận. Theo đó, với vị trí, vai trò và sức ảnh hưởng của mình, Người có uy tín không chỉ gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo… mà còn có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện biên giới Mường Lát và các đơn vị liên quan thực hiện Đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khơ-mú, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020” nhằm nâng cao đời sống, xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu và hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2020) bao gồm 10 dự án và tiểu dự án thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của từng bộ, ngành. Do đó, để tránh trùng lắp thì công tác rà soát các văn bản pháp luật liên quan; kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp là hết sức quan trọng.