Trong những năm qua, để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng quê hương, Đảng bộ xã Minh Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã không ngừng tập trung củng cố xây dựng tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Từ đó tạo sự đoàn kết, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Không kể ngày mưa hay ngày nắng và mùa nào cũng vậy, mỗi sớm tinh mơ khi người Hà Nhì trên bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Ðiện Biên) còn chìm sâu trong giấc ngủ, thì già làng Lỳ Xuyến Phù đã cùng cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng A Pa Chải lên đường tuần tra đường biên, cột mốc. Ðây là công việc mà ông đã tự nguyện gắn bó suốt mấy chục năm qua…
Cầu Kè là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh (chiếm 32,76%). Những năm qua, Cầu Kè đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển toàn diện trong vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là triển khai thực hiện kịp thời các chính sách ưu đãi về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi, đào tạo nghề... Qua đó, đã giúp không ít hộ đồng bào dân tộc Khmer có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
Ngày 12/2/2020, tại Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp xin ý kiến các bộ, ngành vào dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình). Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành; Lãnh đạo và đại diện các bộ, ngành liên quan.
Là Người có uy tín và là Bí thư Chi bộ thôn, chị Vi Thị Thu Hà, 47 tuổi, dân tộc Mông, thôn Khuổi Nặp, xã Cao Minh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) luôn tích cực phát huy vai trò của mình trong thôn để từng bước góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giữ gìn an ninh chính trị thôn bản.
Hơn 10 năm sau tái định cư, hôm nay nhắc đến thôn Tiên Tốc, xã Bình An, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), người dân trong vùng đều liên tưởng ngay về một khu dân cư văn hóa của đồng bào Mông, và nơi đây đời sống kinh tế của bà con đang khởi sắc từng ngày...
Ngày 10/2/2020, tại Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp thông qua dự thảo lần 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình). Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Y Thông; đại diện Lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Ngày 6/2/2020, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông cùng các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên một số Vụ, đơn vị là thành viên Hội đồng.
Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 253 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Nhiều năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp thiết thực cho các phong trào ở địa phương, cùng chung tay xây dựng quê hương, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Năm 2019, công tác dân tộc thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng; bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng cao. Trước thềm Xuân Canh Tý 2020, qua Báo Dân tộc và Phát triển, những người làm công tác dân tộc đã gửi gắm những niềm tin, ước vọng về một giai đoạn phát triển mới cho vùng DTTS và miền núi.
Đón Xuân Canh Tý 2020, những người làm công tác dân tộc trên cả nước và đồng bào các dân tộc thêm niềm vui mới khi Quốc hội đã thông qua Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 vừa ký phê duyệt Kế hoạch tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020.
Công tác Dân tộc -
Bùi Văn Lịch (Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc) -
18:55, 29/01/2020 Ngày 18 tháng 11 năm 2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 - Đây là một sự kiện mang dấu ấn lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn được ví như những cánh én lạc lõng trên hành trình bay tới mùa Xuân. Nhưng với nỗ lực vượt lên chính mình, không để bị bỏ lại phía sau, những địa phương ấy đã “bay nhanh hơn” để về đích nông thôn mới.
Năm 2020, Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II sẽ diễn ra trong bối cảnh đất nước có nhiều sự kiện chính trị trọng đại, vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc. Đây cũng là dịp khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia, đối tác quốc tế, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Do đó, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cùng hợp tác, đồng hành với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi của Việt Nam… là khẳng định của nhiều chuyên gia, đối tác phát triển.
Năm 2019 đã khép lại với những thành tựu nổi bật của lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, trong đó có những sự kiện mang dấu ấn lịch sử. Để đạt được những thành tựu đó, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc đã chủ động phối hợp cùng Ban Cán sự Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Hòa vào sự phát triển chung của đất nước, năm 2019 công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những thành tựu nổi bật, trong đó có những sự kiện được đánh giá là mang dấu ấn lịch sử, mở ra cơ hội phát triển mới cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nhân dịp Xuân Canh Tý 2020, Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, xung quanh nội dung này.
Những ngày này, đồng bào các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc đang hân hoan mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới. Tâm thế phấn khởi đón Xuân mới của đồng bào các dân tộc bắt đầu từ những thành tựu quan trọng và toàn diện của đất nước nói chung, vùng DTTS nói riêng trong năm 2019; đồng thời cũng xuất phát từ kỳ vọng lớn lao về sự phát triển đột phá của toàn vùng trong năm 2020 và những năm tiếp theo.
Cách đây gần 17 năm, ngày 12/3/2003, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 24). Để nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được Chương trình hành động sát với thực tiễn, từ đó huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đưa nghị quyết trở thành sức mạnh hành động.