Tối 20/11, tại làng Bluk Blui, xã Ia Ka, huyện Chư Pă (Gia Lai), Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai phối hợp với Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San tổ chức chương trình tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.
Ngày 21/11, tại Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2023 - 2030.
Mặc dù, UBND tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tỷ lệ giải ngân vốn của các Chương trình này rất thấp.
Xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ (Hòa Bình) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 mà Đảng bộ huyện chú trọng chỉ đạo.
Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 885 người có uy tín (NCUT), được phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh. Trong những năm qua, NCUT tỉnh Lai Châu đã phát huy tinh thần gương mẫu, luôn đi đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm gương cho Nhân dân noi theo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đức Thuận, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu về tình hình thực hiện chính sách và vai trò của NCUT trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian này, hoạt động kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại cơ sở đang được Ủy ban Dân tộc đặc biệt quan tâm. Bởi đây là giai đoạn nước rút quan trọng, cũng là căn cứ, cơ sở để tham mưu, sửa đổi cơ chế thực hiện Chương trình trong giai đoạn tiếp theo.
Là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, đồng bào DTTS chiếm 96,54%, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (10,64%), huyện Văn Lãng luôn xác định việc thực hiện tốt công tác dân tộc có vai trò rất quan trọng. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Văn Lãng đã luôn quan tâm lãnh, chỉ đạo và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Sau hơn 1 tuần diễn ra chuỗi các sự kiện sôi động và đậm bản sắc, Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023 (từ ngày 11 - 19/11) với nhiều hoạt động hấp dẫn, có sự tham gia của hơn 1.300 nghệ nhân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã thu hút 165.000 lượt khách du lịch tham quan, trải nghiệm.
Nhìn bảng xếp hạng DTI - chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh những năm gần đây do Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá thì đa số các tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc vẫn nằm trong nhóm trung bình và thấp. Điều này không quá khó hiểu nếu xét trên các yếu tố địa hình, dân cư, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực khó khăn nhất cả nước này. Thế nhưng, trong nhóm các tỉnh vùng cao biên giới có điều kiện tương đồng này, dù dân số đông nhất, đông đồng bào DTTS nhất và khó khăn cũng thuộc diện bậc nhất, với tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 là 18,54%, nhưng tỉnh Hà Giang lại đứng thứ nhì về DTI, chỉ sau Lạng Sơn. Đây được coi là một trong những dấu ấn nổi bật của mảnh đất vùng cao, nơi biên cương cực Bắc của Tổ quốc.
Ngày 20/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì hội ý Lãnh đạo Ủy ban nhằm đánh giá kết quả công tác tuần 46, triển khai các nhiệm vụ tuần 47 năm 2023. Tham dự có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Y Vinh Tơr, Nông Thị Hà; cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Từ chính sách động viên, khích lệ, ưu tiên đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến được tuyên dương, khen thưởng. Họ đã trở thành những tấm gương có sức lan tỏa, tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của người dân, tạo thêm động lực cho nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy lùi hủ tục..., góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Huyện Văn Lãng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 5 xã biên giới tiếp giáp với thị Bằng Tường, Khu tự trị Dân tộc Choang-Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới dài 36km. Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại với các huyện biên giới luôn được huyện Văn Lãng xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt.
Từ năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ hồ sơ dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP. Nhưng đến nay, nghị định mới chưa được ban hành khiến các địa phương gặp khó khăn khi thực hiện chính sách khoản bảo vệ rừng.
Trong phiên thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh các vấn đề của cử tri vùng DTTS và miền núi gửi đến Quốc hội. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của Đại biểu Quốc hội về vấn đề này.
Thái Nguyên hiện có 110 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dân số tại các vùng khó khăn bằng nhiều hình thức phong phú để nâng cao nhận thức về dân số, KHHGĐ cho người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS.
Trong thời gian qua, nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào DTTS tại một số địa phương của tỉnh Sóc Trăng đã từng bước được nâng cao.
Mặc dù còn nhiều vướng mắc về cơ chế, văn bản hướng dẫn trong việc thực hiện, tuy nhiên với sự quyết tâm tháo gỡ khó khăn của các cấp, các ngành của tỉnh Cà Mau theo thẩm quyền, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang tiếp tục được địa phương triển khai tích cực, đảm bảo đúng tiến độ. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cà Mau về nội dung này.
Đảm bảo tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719), là một cơ hội để phát triển nhanh và bền vững ở những địa bàn khó khăn. Theo đó, Quảng Trị đã ban hành nhiều văn bản pháp lý; đồng thời đã làm tốt công tác chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình ngay từ đầu, do vậy dù còn những vướng mắc, nhưng nhìn chung Chương trình đang triển khai thuận lợi...
Thời gian qua, bằng uy tín, kinh nghiệm của bản thân cùng với những thông tin kiến thức pháp luật nắm bắt được qua các cuộc bồi dưỡng, hội nghị tập huấn...do các cấp, các ngành tổ chức, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thể hiện tốt được vai trò, là những tuyên truyền viên đưa pháp luật đến với bàn làng. Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân trên địa bàn
Ngoài nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, những tấm gương điển hình ở vùng đồng bào DTTS huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) còn giúp cộng đồng bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, tạo động lực và hỗ trợ cộng đồng vươn lên xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi hủ tục và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, tinh thần tích cực của những điển hình còn tạo ra không khí phấn khởi và tinh thần đoàn kết thi đua trong cộng đồng DTTS.