Chiều 23/11, Tại Ban Dân tộc TP. Cần Thơ, Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023 trong hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc của Thành phố. Cùng tham gia Đoàn có đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Tuyên truyền, Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận ở Cần Thơ) và Văn phòng Ủy ban Dân tộc.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định 1719-QĐ/TTg (Chương trình MTQG 1719) là chương trình mới, với rất nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ. Vì vậy, trong quá trình triển khai, tỉnh Sơn La đã chú trọng công tác tuyên truyền để cán bộ và các tầng lớp Nhân dân hiểu, nắm bắt đầy đủ chủ trương cũng như cơ chế của Chương trình, từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong thực hiện.
Mặc dù triển khai chưa lâu, song Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) của tỉnh Tuyên Quang bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Thực hiện Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều nội dung, phần việc nhằm góp phần tích cực, thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.
Thời gian qua, xuất phát từ nhu cầu gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thành lập nhiều câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Việc thành lập và phát triển mô hình câu lạc bộ văn hóa đã góp phần rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, qua đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc được trực tiếp tham gia, đồng thời được hưởng thụ các kết quả do hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mang lại.
Khu vực miền núi Quảng Nam gồm 9 huyện: Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn. Đây là nơi tập trung sinh sống lâu đời của nhiều đồng bào DTTS. Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tích cực triển khai các chính sách dân tộc, làm thay đổi tích cực diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi (Chương trình MTQG 1719), công tác chỉ đạo sát sao, đúng hướng của Đảng bộ và chính quyền; sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, cơ sở hạ tầng của các xã, các bản làng khó khăn trên địa bàn Như Thanh đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, tạo diện mạo mới nơi vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ngày càng phát triển.
Một trong những di sản quý giá được đồng bào Tây nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đặc biệt giữ gìn bao đời nay, là cồng chiêng. Cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi về cõi A tâu và trong cả các lễ hội quan trọng của buôn làng. Cồng chiêng trở thành nét văn hoá đặc trưng, quý giá và đầy sức quyến rũ của vùng đất đỏ cao nguyên. Đồng bào Ba Na, Gia Rai... xem cồng chiêng như máu thịt của mình, là linh hồn của buôn làng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, hàng trăm bồn chứa nước đã được cấp cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Bén duyên từ năm 2021, giống chuối có cái tên rất “Tây”-chuối Nam Mỹ, đã có mặt ở những bản làng tít tắp của huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An). Chuối Tây nhưng hợp với nắng gió vùng Trung Bộ, lại thu về tiền tỷ mỗi năm thì lạ quá, bất ngờ quá. Một trong những người tiên phong “thuần hóa” giống chuối Tây ấy là Xóm trưởng người dân tộc Thổ Trương Văn Chất. Rồi cũng chính ông Chất, đã vận động bà con chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng chuối Tây để đổi đời.
Dù mới thành lập được ba tháng, nhưng Câu lạc bộ Thêu truyền thống Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT Đình Lập, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) đang cho thấy hiệu quả từ giới thiệu, quảng bá đến với cộng đồng về nghệ thuật thêu của dân tộc Dao, thông qua việc thiết kế trang phục, phụ kiện theo xu hướng hiện đại, có tính ứng dụng cao.
Những năm qua, đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, xây dựng nông thôn mới là điểm sáng của khu vực Tây Bắc… Những kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ Người có uy tín trên trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình là một trong những tỉnh cung ứng nguồn dược liệu thô lớn trong nước. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện quy hoạch phát triển vùng sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị nhằm hướng tới cung cấp nguồn nguyên liệu dược liệu ổn định và bền vững, góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất và xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị tại Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/9/2019 và nhiệm vụ được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, thời gian qua, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã nỗ lực triển khai công tác rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kết quả rà soát là cơ sở để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những chính sách chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp, từ đó bảo đảm thực hiện các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 88/2019/QH14.
Nhằm đảm bảo điều kiện nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã tập trung triển khai thực hiện Dự án 1 về Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Sáng 21/11, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cấp tỉnh năm 2023.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã giải ngân 38,9 tỉ đồng đầu tư xây dựng hàng trăm công trình nước sinh hoạt tập trung và hàng nghìn thiết bị nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và tập huấn là những phần việc, nội dung đã và đang được Hội LHPN tỉnh Nghệ An tập trung triển khai trong thời gian qua, kể từ khi thực hiện Dự án 8, Chương trình MTQG 1719 về thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Tỉnh Sóc Trăng có khoảng 1,3 triệu người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 35,41%, chủ yếu là đồng bào Khmer. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Sóc Trăng đang tập trung triển khai thực hiện các dự án thành phần, với một quyết tâm đưa cuộc sống của đồng bào DTTS lên một bước tiến mới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lý Rô Tha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng về vấn đề trên.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành cùng toàn hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt để đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang đươc triển khai 10 dự án với tổng mức kinh phí gần 200 tỷ đồng. Các dự án đã và đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho Nhân dân. Để làm rõ về kết quả nổi bật trong quá trình thực hiện Chương trình MTGQ 1719 trên địa bàn huyện Yên Sơn, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn.