Vùng DTTS&MN Thanh Hóa hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn 3 lần tỷ lệ nghèo bình quân chung toàn tỉnh; riêng huyện Mường Lát, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn rất cao, lần lượt là 37,53% và 31,95%. Ngoài ra, một số vấn đề xã hội như bất bình đẳng giới, bạo lực trong hôn nhân và gia đình; tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT)... đang là những vấn đề cấp bách cần phải tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp để giải quyết.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và đồng bào DTTS trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, thực hiện Dự án 9, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo sự chuyển biến tích cực trong hành vi, nhận thức của cộng đồng, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCH) trong đồng bào DTTS.
Hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những chính sách được triển khai, thực hiện hiệu quả ở nhiều địa bàn thuộc tỉnh Lai Châu. Qua đó, góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS.
Vừa qua, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức cấp phát hơn 6 nghìn cây giống bưởi da xanh cho hội viên nông dân tại 2 xã Bảo Hà, Việt Tiến.
Đăk Glei là huyện biên giới, nằm ở phía Bắc của tỉnh Kon Tum, với gần 90% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chủ yếu là dân tộc Gié Triêng và Xơ Đăng, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Bằng nội lực sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và sức mạnh đoàn kết của các dân tộc, từ một huyện nghèo khó, Đăk Glei đang từng bước vươn lên về mọi mặt theo đà phát triển của đất nước.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) có 163 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín huyện Văn Lãng không chỉ gương mẫu trong các phong trào thi đua, mà còn là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động bà con tham gia phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.
Thái Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Vài năm trở lại đây, mô hình du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên đã có sức lan tỏa khi ngày càng có nhiều đồng bào DTTS tham gia làm du lịch, tích cực phát triển kinh tế, quảng bá văn hoá địa phương.
Thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), cùng với triển khai các hoạt động đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, nhiều địa phương đã và đang triển khai xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản - nơi đông đồng bào các DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện cho các DTTS có khó khăn đặc thù.
Nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục, nguồn nhân lực vùng DTTS, thời gian qua, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và đã được nhiều kết quả tích cực.
Dân tộc Chứt là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Với hàng loạt chính sách dân tộc mà Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai trong nhiều năm nay, đời sống đồng bào Chứt ở Quảng Bình, đang có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) triển khai, với nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ, nhất là đang tạo cơ hội để đồng bào Chứt giải quyết vấn đề sinh kế, để bứt phá vươn lên thoát nghèo.
Hiện nay nhiều địa phương đã phê duyệt danh sách thôn bản để triển khai nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719. Các dự án hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) được đầu tư xây dựng sẽ là động lực để thúc đẩy giải quyết các vấn đề cấp thiết ở vùng đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù.
Trong 5 ngày (23 – 27/11/2023), tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 30 cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp trong đơn vị.
Xác định nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào DTTS là bước đi quan trọng, góp phần quyết định sự thành công trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang tranh thủ thời gian và các nguồn lực ưu tiên thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS các xã đặc biệt khó khăn của huyện.
Đồng bào Lô Lô đen ở Cao Bằng vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn những nét văn hóa phong phú, đặc sắc từ lâu đời như có ngôn ngữ, tiếng nói riêng, các làn điệu dân ca, dân vũ, các lễ hội, không gian kiến trúc nhà sàn, trang phục, nghề thủ công…. Những nét văn hóa đặc sắc đó đang tạo ra sức hấp dẫn riêng có trong phát triển du lịch cộng đồng, giúp đồng bào Lô Lô đen có thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nỗ lực phối hợp các cấp chính quyền, các ngành liên quan thực hiện triển khai các mô hình, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới, hỗ trợ chăm lo, bảo vệ, phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Chương trình, Kiên Giang gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Danh Phúc, Tỉnh ủy viên - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang.
Từ tiềm năng, nguồn di sản văn hóa quý giá cồng chiêng, những năm gần đây, các chủ nhân của di sản văn hóa phi vật thể cồng chiêng ở tỉnh Gia Lai đã ý thức việc khai thác giá trị bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Qua đó, các chủ nhân của di sản dù ở các bản làng xa, hay buôn làng khó khăn vẫn có cơ hội thể hiện tài năng, mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách gần xa, qua đó có thêm nguồn thu nhập ổn định từ các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ cho các đoàn khách du lịch, hay trong các lễ hội, các chương trình của địa phương, của tỉnh tổ chức...
Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An năm 2023, thời gian qua, Ban dân tộc tỉnh Nghệ An đã chủ trì tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, phổ biến nhằm trang bị kiến thức về pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật, phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong vùng đồng bào các DTTS,
Triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS phát triển; góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo của đồng bào, chung tay góp sức để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Với phương châm “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã huy động nhiều nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp giúp người dân thay đổi tư duy, phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.