Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Chờ nghị định mới (Bài cuối)

Sỹ Hào - 15:37, 20/11/2023

Từ năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ hồ sơ dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP. Nhưng đến nay, nghị định mới chưa được ban hành khiến các địa phương gặp khó khăn khi thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719).

Khi Nghị định số 75/2015/NĐ-CP hết hiệu lực, các tổ tuần tra, bảo vệ rừng ở Tuyên Quang vẫn thực hiện nhiệm vụ. (Trong ảnh: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào cùng người dân xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tuần tra bảo vệ rừng - Ảnh: C.H)
Khi Nghị định số 75/2015/NĐ-CP hết hiệu lực, các tổ tuần tra, bảo vệ rừng ở Tuyên Quang vẫn thực hiện nhiệm vụ. (Trong ảnh: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào cùng người dân xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tuần tra bảo vệ rừng - Ảnh: C.H)

Khó khăn khi thực hiện chuyển tiếp

Chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 hết hiệu lực từ năm 2020, từ năm 2021 được tích hợp vào Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719. Do Chương trình MTQG 1719 đến tháng 10/2021 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, không để “đứt gãy” chính sách nên nhiều địa phương tiếp tục thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên, điều này lại khiến một số địa phương lâm vào tình cảnh phải “nợ” người nhận khoán bảo vệ rừng, vì thiếu văn bản hướng dẫn chuyển tiếp của Trung ương. Đến khi có hướng dẫn thì không được tính khoảng thời gian ngắt quãng chính sách.

Đơn cử tại huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), toàn huyện có 5 xã (Minh Khương, Minh Hương, Yên Phú, Yên Lâm, Yên Thuận) hiện đã được chi trả tiền khoán bảo vệ rừng năm 2022 từ nguồn vốn thực hiện Tiểu dự án 1 – Dực án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719, với kinh phí gần 1,9 tỷ đồng. Nhưng trong năm 2021, các tổ tuần tra, bảo vệ rừng thuộc 5 xã trên vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ như trước đây, thì chưa được chi trả do Chương trình MTQG 1719 đến tháng 10/2021 mới ban hành, đến tháng 7/2022, UBND tỉnh Tuyên Quang mới có Quyết định số 428/QĐ-UBND giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước để thực hiện.

Nâng cao thu nhâp từ rừng góp phần thúc đẩy người dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng. (Trong ảnh: Người dân được giao khoán rừng cùng lực lượng Kiểm lâm VQG Yok Don tuần tra quản lý, bảo vệ rừng - Ảnh: N.L)
Nâng cao thu nhâp từ rừng góp phần thúc đẩy người dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng. (Trong ảnh: Người dân được giao khoán rừng cùng lực lượng Kiểm lâm VQG Yok Don tuần tra quản lý, bảo vệ rừng - Ảnh: N.L)

Tương tự, nhưng ở phạm vi rộng hơn là ở tỉnh Quảng Ngãi. Theo báo cáo số 2396/BC-SNNPTNT mới đây của Sở NN&PTNT, mặc dù Sở này đã có nhiều văn bản đề xuất nhưng hiện các cấp có thẩm quyền của tỉnh vẫn chưa bố trí nguồn kinh phí hơn 22 tỷ đồng để thanh toán cho các hộ dân tộc Kinh nghèo, hộ đồng bào DTTS tham gia nhận khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi có trồng rừng bổ sung trong năm 2021. Trong khi đó, việc giao khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi có trồng rừng bổ sung năm 2021 đã hoàn thành và được nghiệm thu theo đúng quy định.

Tỉnh Quảng Nam cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Sau khi Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 3 thuộc Chương trình 1719, Quảng Nam vẫn chưa hết lúng túng trong thực hiện chuyển tiếp chính sách. 

Tỉnh này đã có kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT, trong đó nêu rõ: Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các hồ sơ chuyển tiếp bảo vệ rừng thuộc các chương trình, dự án trước như: khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐCP; giao khoán bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg;…

Ngày 23/3/2023, Bộ NN&PTNT đã có Công văn số 1755/BNN-TCLN trả lời kiến nghị của các địa phương liên quan đến hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1. Đối với kiến nghị của tỉnh Quảng Nam, Bộ NN&PTNT cho biết: “Đối với các hồ sơ khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ từ nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, dự án giai đoạn trước, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát các nội dung hồ sơ chuyển tiếp đảm bảo phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, dự án thực hiện giai đoạn 2021 – 2025”.

Sớm ban hành nghị định mới

Những bất cập cũ và vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng; cũng như chính sách phát triển lâm nghiệp được kỳ vọng sẽ được tháo gỡ từ nghị định mới đã được Bộ NN&PTNT xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ từ năm 2021. Trong Tờ trình số 5144TTr-BNN-TCLN ngày 13/8/2021 gửi Chính phủ dự thảo Nghị định của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT khẳng định, hiện nay các chính sách trong lâm nghiệp được quy định tại nhiều văn bản pháp luật, trong đó tập trung tại Nghị định số 119/2016/NĐ-CP, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, Quyết định số 24/2012/QĐTTg, Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg.

“Về cơ bản đây là các chính sách phù hợp, tuy vậy nhiều nội dung cụ thể thiếu thống nhất, các quy định về đối tượng áp dụng, mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư không còn phù hợp với thực tế đất nước trong giai đoạn tới, cần thiết phải được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính thống nhất, toàn diện, khả thi”, Bộ NN&PTNT đánh giá.

Ngoài lực lượng chức năng thì công tác bảo vệ rừng cần có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư sống gần rừng. (Trong ảnh: Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừngR của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tuần tra rừng trong lâm phận được giao khoán bảo vệ - Ảnh: T.H)
Ngoài lực lượng chức năng thì công tác bảo vệ rừng cần có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư sống gần rừng. (Trong ảnh: Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tuần tra rừng trong lâm phận được giao khoán bảo vệ - Ảnh: T.H)

Dự thảo Nghị định xây dựng nhiều chính sách mang tính dài hơi để thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo điều kiện để nâng cao đời sống cho người dân sống phụ thuộc vào rừng. Trong đó, Dự thảo Nghị định đề xuất nâng định mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng lên gấp 2 lần hoặc cao hơn (từ Điều 5 đến Điều 8 của Dự thảo) – là chính sách đang triển khai theo Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719.

“Về cơ bản, nội dung các chính sách này kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành, có điều chỉnh nâng mức kinh phí bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng. Lý do là pháp luật hiện hành quy định mức hỗ trợ quá thấp và đã thực hiện được 5 năm (từ năm 2016), trong khi chi phí vật tư, giống, công lao động đều tăng so với thời điểm ban hành chính sách này. Đồng thời, bảo đảm tiền công của người tham gia bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tương ứng với mức tiền công nếu tham gia sản xuất nông nghiệp trên cùng địa bàn”, Bộ NN&PTNT cho biết.

Nếu được thông qua, thì Nghị định này sẽ bãi bỏ Nghị định số 119/2016/NĐ-CP, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, Quyết định số 38/2016/QĐTTg, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg. Từ đó, những hạn chế, vướng mắc trong thực hiện chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719 - dài hơn là Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đến năm 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, sẽ cơ bản được tháo gỡ. 

Việc sớm ban hành nghị định mới này, cũng góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào DTTS, xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào DTTS theo tinh thần chí đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 10 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 10 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 10 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.