Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân xứ Nghệ: Tiềm năng, lợi thế lớn nhưng còn nhiều "rào cản" (Bài 1)

Thanh Nguyễn - 22:56, 08/10/2023

LTS: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Nghệ An rất lớn. Đó là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.

Nghệ An đang hướng đến mục tiêu phát triển rừng và kinh tế rừng bền vững
Nghệ An đang hướng đến mục tiêu phát triển rừng và kinh tế rừng bền vững

Hiện nay, ở nhiều huyện miền Tây tỉnh Nghệ An, có tỷ lệ người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS sống nhờ rừng và phụ thuộc vào rừng rất lớn. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân còn rất bấp bênh. Thậm chí nhiều hộ kinh tế phụ thuộc vào nghề rừng, nhưng thu nhập từ rừng rất hạn hẹp nên gia đình luôn phải đối mặt với thiếu thốn quanh năm.

Tiềm năng lớn từ rừng

Tính đến hết năm 2022, Nghệ An có trên 962.230 ha rừng, trong đó có khoảng 790 nghìn ha rừng tự nhiên và trên 172 nghìn rừng trồng, độ che phủ rừng đạt 58,36%. Ngoài ra, còn có khoảng 124 nghìn ha là diện tích đã trồng nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng và diện tích đất có cây tái sinh có thể khoanh nuôi thành rừng.

Diện tích rừng phân bổ khắp trên địa bàn 21 huyện, thị của tỉnh. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu tại địa bàn các huyện miền núi phía Tây của tỉnh, gắn với cuộc sống của đại đa số đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực đồng bào DTTS và miền núi có tác động rất lớn đến cuộc sống của người dân sinh sống trong khu vực này. Bởi, nơi đây đang tổ chức quản lý bảo vệ đến 65% diện tích rừng tự nhiên của cả tỉnh.

Huyện Quế Phong, là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn. Hiện nay, diện tích rừng trồng của huyện là hơn 9.000ha, khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt hơn 85.000ha, lâm trường Quế Phong hơn 2.600ha, Công ty Thanh Thành Đạt hơn 2.400ha, khu BTTN Pù Huống hơn 4.500ha, rừng tự nhiên người dân bảo vệ hơn 38.700ha… 

Ông Phan Trọng Dũng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quế Phong cho biết: Với diện tích kể trên, tiềm năng để khai thác phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững của huyện là rất lớn.

Kiểm tra phát triển rừng lùng ở xã Đồng Văn (Quế Phong)
Kiểm tra phát triển rừng sản xuất ở xã Đồng Văn (Quế Phong)

Kế tiếp, là huyện Con Cuông, cũng là huyện có tỷ lệ rừng che phủ lớn nhất cả nước, do vậy tiềm năng từ việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững cũng rất lớn. Ông Lang Anh Hưng, Phó phòng Nông nghiệp Con Cuông chia sẻ: Toàn huyện đang có 173.831ha diện tích tự nhiên; trong đó, có 144.098ha có rừng và 11.768ha rừng trồng, với tỷ lệ che phủ toàn huyện là 82,9%. Đây là nguồn tư liệu sản xuất quý để phát triển kinh tế rừng, làm giàu từ rừng đối với bà con vùng DTTS trên địa bàn. Trên thực tế, những năm qua cũng đã có những mô hình kinh tế từ rừng đang phát huy tính tích cực.

Theo thống kê chưa đầy đủ từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An: Toàn tỉnh có khoảng trên 70.000 hộ gia đình được giao quản lý hơn 210.000ha rừng và có cuộc sống phụ thuộc vào rừng.

Người dân chưa sống được với nghề rừng

Dù có diện tích rừng lớn, tiềm năng để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp rất lớn, nhưng nhìn chung cuộc sống của người dân sống phụ thuộc vào rừng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 

Theo lời ông Trương Ngọc Bình, Phó phòng nông nghiệp huyện Quỳ Hợp thông tin, tại huyện Quỳ Hợp, rừng đang tác động đến đời sống từ 70-80% hộ đồng bào DTTS. Cả huyện có khoảng 90% hộ dân sống phụ thuộc rừng, thì phần đông đang có cuộc sống khó khăn, do năng suất,chất lượng, giá trị của rừng trồng chưa cao, nên thu nhập từ rừng không đáng kể.

Cuộc sống mưu sinh của người Đan Lai ở xã Môn Sơn lâu nay chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Việc mưu sinh của người Đan Lai ở xã Môn Sơn lâu nay chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

Minh chứng như, ở những vùng đất được giao khoán, người dân đã trồng keo lấy gỗ, thông lấy nhựa, trồng mét… với mục đích phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, nhựa thông mấy năm trở lại đây rớt giá; còn keo, đa phần là “ăn non” bán cho thương lái xuất đi Trung Quốc, chứ chưa đầu tư phát triển theo chứng chỉ rừng bền vững FSC. Đối với cây mét, đầu ra phụ thuộc vào thương lái tự do nên giá cả luôn bấp bênh.

Bên cạnh đó, thực hiện chính sách đóng cửa rừng tự nhiên theo chủ trương của Chính phủ, dẫn đến thu nhập từ rừng tự nhiên hầu như không có. Trong khi đó, khai thác lâm sản phụ cũng hạn chế; quan trọng hơn là, giá trị lâm sản phụ từ rừng chưa cao, thị trường tiêu thụ lâm sản phụ chưa phát triển.

Mặt khác, chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng mới chỉ có 400.000 đồng/ha/năm, hiện nay là chưa tương xứng với công lao động của công tác bảo vệ rừng. Thu nhập từ bảo vệ thấp, lâm sản phụ giá trị không cao, rừng tự nhiên bị đóng cửa, chất lượng rừng trồng thấp… đang là những thách thức, đối với hàng ngàn hộ dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng.

Cuộc sống của người dân ở gần rừng đang gặp nhiều khó khăn - Trong ảnh: Bản làng người Mông tại bản Huồi Mới, xã Tri Lễ (Quế Phong)
Cuộc sống của người dân nhờ vào rừng đang gặp nhiều khó khăn (Trong ảnh: Bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong)

Trước thực tế, tiềm năng, thế mạnh từ rừng, từ kinh tế rừng ở Nghệ An là rất lớn, nhưng đại bộ phận người dân sống phụ thuộc vào rừng đang có cuộc sống khó khăn. Quan trọng hơn là rừng chưa nuôi được người dân, một cán bộ đại diện Sở NN&PTNT Nghệ An bộc bạch, thực tế này đã tồn tại từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được cải thiện nhiều, hiện nay, lĩnh vực lâm nghiệp vẫn chưa phát huy tốt lợi thế, nguồn lực tự nhiên hiện có, đặc biệt là việc nâng cao giá trị sản phẩm lâm nghiệp.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT đã viện dẫn nhiều nguyên nhân như nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp chưa nhiều; công tác quy hoạch sử dụng đất cũng chưa đồng bộ; phong tục, tập quán canh tác sản xuất quảng canh, tính chất thời vụ truyền thống của người dân miền núi vẫn còn tồn tại phổ biến.

Bên cạnh đó, sự năng động và đổi mới trong tư duy lãnh đạo, chỉ đạo của một số ngành, đơn vị địa phương còn hạn chế, chưa theo kịp với xu thế phát triển của ngành lâm nghiệp xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Ngoài ra, công nghiệp chế biến lâm sản phát triển chưa đồng bộ, liên kết chuỗi trong sản xuất lâm nghiệp từ khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đến khai thác, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa bền vững...

 Những hạn chế nêu trên đang là những "rào cản" trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân xứ Nghệ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 1 giờ trước
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 2 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 3 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 3 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 4 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 5 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 5 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 5 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 5 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.