Bão số 3 gây ảnh hưởng nặng nề cho ngành Nông lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh với tổng thiệt hại lên tới 25.000 tỷ đồng, bằng một nửa ngân sách của tỉnh năm 2023. Hiện các địa phương miền núi ở Quảng Ninh cùng bắt tay vào giúp người dân khắc phục hậu quả, nhưng cũng dấy lên âu lo khi cơn bão đưa tất cả về vạch xuất phát. Muôn vàn khó khăn đang cần tìm lời giải!
Ngoài thu nhập từ bảo vệ rừng, từ lâm sản phụ… người dân các huyện miền núi Nghệ An đang hướng đến xây dựng các mô hình kinh tế gắn với rừng để nâng cao giá trị của rừng trên cùng đơn vị diện tích. Từ thực tế cũng đã chứng minh, có rất nhiều mô hình thực hiện hiệu qủa theo hướng này.
Nghệ An có 7 huyện nằm trong phạm vi của tiểu dự án 1, thuộc Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Theo đó sẽ có hàng nghìn hộ gia đình đồng bào DTTS, hộ người kinh nghèo là đối tượng được thụ hưởng. Do vậy, việc triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, là động lực lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của người dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
LTS: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Nghệ An rất lớn. Đó là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.