Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cơ hội để “du lịch hoa” trở thành thương hiệu

Minh Nhật - 22:13, 24/03/2025

Những năm gần đây, trào lưu du lịch theo các mùa hoa đang ngày càng phát triển mạnh. Mộc Châu (Sơn La) được mùa du lịch nhờ hoa mận; Hà Giang là điểm đến của khách “săn” hoa tam giác mạch; Đà Lạt (Lâm Đồng) là thiên đường mai anh đào,… Đây là cơ hội để các tỉnh, thành phố tạo thêm sản phẩm du lịch theo mùa hoa hấp dẫn, song cần triển khai những giải pháp bền vững.

Ngọt ngào mùa hoa mận Mộc Châu (Sơn La)
Ngọt ngào mùa hoa mận Mộc Châu (Sơn La)

Sự bùng nổ của du lịch mùa hoa

Sau hoa tam giác mạch (Hà Giang), hoa mận Mộc Châu (Sơn La) đã góp tên vào danh sách "mùa hoa nghìn tỷ". Những lễ hội hoa được ví như "gà đẻ trứng vàng", mở lối phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh. Nhưng để khai thác bền vững, các địa phương cần đầu tư vào hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Du lịch qua những mùa hoa ở các tỉnh phía Bắc năm nay bùng nổ từ mùa hoa mận Mộc Châu (Sơn La). Mùa hoa mận nở trúng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và đẹp nhất trong nhiều năm trở lại đây giúp thị xã cao nguyên này đón hơn 1,3 triệu khách, doanh thu hơn 1.200 tỉ đồng, kỷ lục vô tiền khoáng hậu đối với ngành Du lịch địa phương.

Sau mùa hoa mận Mộc Châu, các lễ hội hoa "đua nở" ở nhiều địa phương để thu hút khách đến du xuân. Từ ngày 14 - 16/3, hàng loạt lễ hội hoa đã được khai mạc ở các tỉnh phía Bắc. Tại Sơn La, Lễ hội hoa sơn tra (táo mèo) ở bản Nậm Nghẹp (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La), Lễ hội hoa ban ở TP. Sơn La đồng loạt khai hội từ ngày 15/3.

Trước đó, tối 14/3, Điện Biên khai mạc Lễ hội hoa ban lần thứ 5 với nhiều điểm mới. Lần đầu tiên trong Lễ hội này, Điện Biên tổ chức hội thi giới thiệu văn hóa, du lịch giữa các địa phương; mời các YouTuber, TikToker nổi tiếng tham gia các tour trải nghiệm, lan tỏa những nét đẹp văn hóa đặc sắc của địa phương.

Hoa sơn tra nở rộ “kéo” du khách tới thăm xã Ngọc Chiến (Sơn La)
Hoa sơn tra nở rộ “kéo” du khách tới thăm xã Ngọc Chiến (Sơn La)

Tại Lào Cai, Lễ hội hoa lê trắng Si Ma Cai với quy mô cấp huyện được khai mạc từ ngày 15/3 tại xã Quan Hồ Thẩn, kết hợp với giải leo núi đi giữa mùa hoa lê, đi qua những vườn lê đang rộ hoa rực rỡ đã thu hút hàng trăm vận động viên, hàng chục nghìn du khách tham gia.

Còn ở Hà Giang, sau tam giác mạch, mùa du Xuân năm 2025, nhiều địa phương đang tập trung quảng bá hoa đào trên cao nguyên đá để thu hút khách. Trong đó, UBND huyện Quản Bạ phối hợp với doanh nghiệp tổ chức Lễ hội hoa đào đầu tiên với chủ đề "Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương" tại xã Cao Mã Pờ trong ngày 15 - 16/3. Đây là khu vực còn bảo tồn lưu giữ được hơn 10ha hoa đào bản địa. Ngay trong năm đầu tiên, Lễ hội thu hút hàng nghìn đoàn khách đến tham quan, chụp ảnh.

Tại tỉnh Tuyên Quang, Lễ hội hương sắc Na Hang gắn liền với hoa lê Hồng Thái được khai mạc từ ngày 8/3. Điểm đến chính của Lễ hội là vườn hoa lê cổ nở trắng xóa các khu vườn, triền đồi ở xã Hồng Thái, đây cũng là địa phương có con đường hoa lê dài nhất Việt Nam được công nhận kỷ lục Guinness.

Ông Nguyễn Trọng Đoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Hang, cho biết lê là giống cây ăn quả quen thuộc với người dân Hồng Thái, nở hoa đồng loạt vào tháng 3. Hoa có màu trắng tinh khôi, rất đẹp nên từ 3 năm trở lại đây, địa phương này đưa vào khai thác du lịch. Lễ hội hoa lê giúp du lịch Na Hang "bùng nổ" cả về số lượng khách và doanh thu.

"Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2021 - 2025 đặt chỉ tiêu phấn đấu đón 350.000 lượt khách vào năm 2025 nhưng đến năm 2024, Na Hang đón 450.000 lượt khách, doanh thu hơn 400 tỉ đồng, cao gấp 3 lần so với năm 2021. Khách đông nhất vẫn là dịp lễ hội hoa lê sau tết Nguyên đán", ông Đoan thông tin.

Nhắc đến du lịch những mùa hoa không thể không nói đến Hà Nội. Điểm khác biệt là những mùa hoa của Hà Nội được trồng, chăm sóc bởi bàn tay con người cho nên mang vẻ đẹp riêng. Tháng 3, hoa sưa nở trắng nhiều tuyến phố và hoa loa kèn - loài hoa tháng 4 - đã nhuộm trắng những khu vườn hay theo những gánh hàng rong xuống phố. Hoa ban tuy định cư ở Hà Nội chưa lâu, nhưng cũng trở thành một đặc sản thu hút du lịch. Tất nhiên, nói đến Hà Nội không thể không nói đến mùa hoa sữa, mùa hoa cúc hoạ mi, những đầm sen bát ngát hay những vườn đào sắc hồng mênh mang...

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết: “Hà Nội có lợi thế với nhiều loài hoa, nhiều vùng trồng hoa, nhiều phố hoa… tạo nên những khung cảnh đẹp, hấp dẫn du khách cả ở nội thành và ngoại thành. Hiện tại nhiều địa phương như: Huyện Mê Linh, huyện Ba Vì, quận Tây Hồ… đã khai thác, phát triển du lịch theo mùa hoa đạt kết quả tốt. Thời gian tới, ngành du lịch tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị để khai thác du lịch các mùa hoa gắn kết với những hoạt động, sản phẩm du lịch khác để tạo hiệu quả cao hơn”.

Hạ tầng quá tải

Du lịch bùng nổ theo những mùa hoa giúp người dân địa phương gia tăng nguồn thu từ các loại hình dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vận tải… Nhưng các lễ hội này đều có điểm chung là tình trạng quá tải về hạ tầng, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Ông Nguyễn Văn Sáng, Trưởng phòng Văn hóa, khoa học và thông tin huyện Mường La (Sơn La), cho biết mùa hoa sơn tra nở gần 1 tháng, thu hút cả chục nghìn khách đến với địa phương. Thế nhưng khu vực này hiện chỉ có 31 nhà nghỉ và homestay, chỉ đủ phục vụ cho khách nội tỉnh, không đủ chỗ cho các đoàn khách ngoại tỉnh. Kết nối cho khách có chỗ nghỉ ngơi, địa phương phải rà soát, kiểm tra nhà dân, nếu đảm bảo điều kiện lưu trú mới giới thiệu du khách có nhu cầu. "Lễ hội vào giữa tháng 3 nhưng từ đầu tháng, toàn bộ các cơ sở lưu trú đều có khách đặt phòng đến hết mùa hoa", ông Sáng nói.

Cũng theo ông Sáng, để du khách có thêm dịch vụ trải nghiệm, ngoài hoa sơn tra, địa phương này đã khảo sát, phát hiện một số cung đường có thể tổ chức được các giải leo núi; tham quan rừng chè cổ thụ, ngắm hoa đỗ quyên. Trong tháng 4 tới, huyện Mường La và Đoàn công tác của tỉnh Sơn La sẽ khảo sát chi tiết để xúc tiến thu hút đầu tư.

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Mộc Châu, phản ánh dù có vài trăm khách sạn, homestay nhưng vào mùa hoa mận, địa phương cũng không đủ phòng nghỉ. Có những ngày cuối tuần, Mộc Châu đón 20.000 khách du lịch, nếu huy động toàn bộ số phòng của Mộc Châu và huyện Vân Hồ liền kề cũng không đủ chỗ.

"Mùa mận vừa qua, có những bản du lịch cộng đồng như Bản Áng, Bản Dọ có ngày đón 3.000 - 4.000 khách. Nhiều homestay có khả năng đón tiếp 40 - 50 người lưu trú. Mộc Châu sẽ tiếp tục phát triển các bản du lịch cộng để giảm tải cho dịch vụ vùng trung tâm", bà Hoa cho hay.

Lễ hội hoa lê ở Hồng Thái (H.Na Hang) giúp ngành du lịch địa phương bùng nổ về doanh thu
Lễ hội hoa lê ở Hồng Thái (Na Hang, Tuyên Quang) giúp ngành Du lịch địa phương bùng nổ về doanh thu

Làm sao để khai thác du lịch mùa hoa một cách bền vững?

Để những “mùa hoa nghìn tỷ” không chỉ là sự bùng nổ nhất thời mà trở thành chiến lược dài hạn, các địa phương cần đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng và mở rộng các dịch vụ trải nghiệm.

Một trong những giải pháp quan trọng là phát triển du lịch cộng đồng gắn với mùa hoa. Thay vì chỉ tập trung vào những điểm du lịch trung tâm, các bản làng có thể tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ, từ lưu trú homestay, hướng dẫn viên địa phương đến những hoạt động trải nghiệm văn hóa như làm bánh, nhuộm vải, nấu rượu truyền thống. Đây cũng là cách giúp du lịch mùa hoa không chỉ mang lại lợi ích cho ngành Du lịch mà còn nâng cao đời sống của chính người dân địa phương.

Bên cạnh đó, cần tận dụng tốt hơn các đặc sản nông sản của địa phương. Một mùa hoa không chỉ là cơ hội để chụp ảnh mà còn là dịp để quảng bá những sản phẩm gắn liền với nó. Chẳng hạn, tam giác mạch không chỉ là loài hoa đẹp mà còn là nguyên liệu sản xuất thực phẩm, từ bánh đến mỳ soba xuất khẩu sang Nhật Bản. Tương tự, hoa mận Mộc Châu có thể gắn với các sản phẩm từ quả mận, hoa lê Na Hang có thể kết hợp với các sản phẩm mật ong, trà thảo mộc.

Ngoài ra, việc quy hoạch du lịch hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng. Các địa phương cần có kế hoạch quản lý lượng khách, kiểm soát số lượng xe cộ ra vào các khu du lịch mùa hoa để tránh ùn tắc, bảo vệ cảnh quan và đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho du khách.

Từ một mùa hoa đến một nền du lịch bền vững

Những mùa hoa đang mở ra một hướng đi mới cho du lịch Việt Nam, nơi mà thiên nhiên, văn hóa và kinh tế có thể hòa quyện một cách hài hòa. Nhưng để giữ được sức hút lâu dài, không chỉ dừng lại ở những con số doanh thu kỷ lục, mà quan trọng hơn là cách khai thác sao cho mỗi mùa hoa không chỉ là điểm đến tạm thời mà thực sự trở thành một phần của chiến lược du lịch bền vững.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La Trần Xuân Việt, chia sẻ: “Du lịch sinh thái gắn với trải nghiệm các loại hoa hay tổ chức các lễ hội gắn với loài hoa đang góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và nâng tầm thương hiệu du lịch Sơn La. Chúng tôi tiếp tục đầu tư, nâng cấp phát triển các dịch vụ gắn với các loài hoa phù hợp với các điều kiện tự nhiên, văn hóa tại các khu, điểm du lịch để tạo thêm sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương”.

Việc các địa phương quan tâm đến trồng, quy hoạch các loài hoa phục vụ cho du lịch là tín hiệu tích cực với “du lịch hoa”. Mặc dù vậy, để du lịch theo mùa hoa trở thành nhóm ngành du lịch, phát huy tối đa tiềm năng thì còn nhiều việc phải làm. Trên thế giới, du lịch ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản luôn là cơn sốt; du lịch mùa lá vàng ở Hàn Quốc cũng thu hút khách du lịch không kém, đây là kinh nghiệm mà Việt Nam cần học hỏi.

Phó Chủ tịch Liên chi hội Lữ hành Việt Nam Phùng Quang Thắng cho biết, nhiều quốc gia đã biến những mùa hoa, mùa thay lá thành thương hiệu du lịch mạnh, thu hút đông đảo du khách. Những quốc gia này đều có chiến lược trồng cây theo khu vực và cung cấp các dịch vụ cho khách trải nghiệm, ngắm, chụp ảnh với hoa một cách chuyên nghiệp.

Trong khi đó, du lịch hoa Việt Nam vẫn còn mang tính thời vụ và cần khắc phục nhược điểm này. Còn theo Viện trưởng Viện phát triển du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh, khi phát triển du lịch theo mùa hoa, các địa phương cần quan tâm, bảo đảm việc khai thác, phát triển không ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan và cần phát triển thêm các tour trải nghiệm văn hóa các địa phương để phát triển du lịch theo các mùa hoa một cách bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát kế hoạch đặt ra để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát kế hoạch đặt ra để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tại Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Phó Trưởng ban kiêm Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, để hoàn thành mục tiêu đề ra, các địa phương cần phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai bám sát kế hoạch đặt ra bảo đảm hoàn thành mục tiêu trước ngày 31/10/2025.
Viết tiếp những trang sử mới trong quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga

Viết tiếp những trang sử mới trong quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga

Thời sự - PV - 2 phút trước
Lịch sử đã chứng kiến tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác bền chặt giữa hai đất nước Việt Nam-Liên bang Nga. Kết quả chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã khắc họa đậm nét hơn mối quan hệ gắn bó, thân tình, tạo nền tảng vững chắc thực hiện hiệu quả định hướng lớn của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga trong giai đoạn hợp tác mới.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Cốt lõi để xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc (Bài 1)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Cốt lõi để xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc (Bài 1)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 2 phút trước
Ẩn hiện sau những tiếng ê a tụng kinh Nôm nơi bản nhỏ, đến dáng đứng tự tin của những hậu duệ Bàn Vương trên bục giảng đại học trong và ngoài nước, tinh thần ham học đã trở thành phẩm chất bền bỉ, vượt qua mọi thử thách của thời gian. Không chỉ là một đức tính quý báu, tinh thần ấy từng bước kết tinh, thấm sâu vào cốt lõi văn hóa Dao, tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc, được dựng xây từ khát vọng chinh phục tri thức của nhiều thế hệ.
Thủ tướng dự lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định

Thủ tướng dự lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định

Thời sự - PV - 5 phút trước
Sáng 12/5, tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình theo phương thức PPP và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 14 phút trước
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) không chỉ là ngày hội của những người có tín ngưỡng Phật giáo mà còn là cơ hội lớn cho sự giao lưu gặp gỡ giữa những người yêu hòa bình, kính trọng các giá trị nhân bản của con người. Thông qua việc tổ chức thành công Đại lễ, Việt Nam tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, đáp ứng nguyện vọng tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi cá nhân.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Pháp luật - Ngọc Chí - 21 phút trước
Việc hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” do bà Nguyễn Thị Kim Thảo (đại diện doanh nghiệp K. Ngọc) và bà Y Phím không chỉ gói gọn trong địa bàn xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô mà còn lan rộng đến địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), nơi có hơn 95% đồng bào DTTS sinh sống. Điều mà người dân mong muốn hiện nay là các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc quyết liệt để làm sáng tỏ vấn đề, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân, nhất là người đồng bào DTTS.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Nai: Tăng cường hiệu quả vốn vay ưu đãi

Đồng Nai: Tăng cường hiệu quả vốn vay ưu đãi

Kinh tế - Phương Linh - 25 phút trước
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển mạnh mẽ, công tác giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại tỉnh Đồng Nai luôn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai đã đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững.
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 30 phút trước
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 33 phút trước
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Huyện miền núi thứ hai ở Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm

Huyện miền núi thứ hai ở Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Sau một thời gian gấp rút triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến thời điểm này, huyện Sơn Tây đã hoàn thành chương trình. Đây là huyện miền núi thứ hai của tỉnh Quảng Ngãi về đích Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nhìn lại những con số ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025

Nhìn lại những con số ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 1 giờ trước
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2025 đã khép lại với nhiều con số ấn tượng, như: Hàng triệu lượt người tới chiêm bái Xá lợi Đức Phật; có ngày ghi nhận 60.000 lượt người đến chiêm bái Xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức; 1.200 đại biểu, học giả, trí thức Phật giáo đến từ 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự hội thảo quốc tế; gần 1.000 chư tôn đức tăng ni và các học giả, nhà nghiên cứu gửi bài tham luận; xác lập 5 kỷ lục Việt Nam...