Diện mạo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), biên giới có nhiều thay đổi tích cực, nhất là đường giao thông đi lại thuận tiện, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đang từng bước được cải thiện nhờ được hỗ trợ đầu tư... Đây là kết quả từ việc triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn các xã ĐBKK ở Sơn La.
Kinh tế -
Vũ Lợi -
14:13, 06/10/2020 Thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (Chương trình 135), một số hộ nghèo, cận nghèo ở bản Cộng, xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được hỗ trợ 1 con bò giống để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để được nhận bò, mỗi hộ phải nộp thêm số tiền đối ứng 5 triệu đồng cho nhà cung cấp giống. Và để có đủ số tiền trên, một số hộ phải đi vay lãi, trong khi chất lượng bò mang về lại không được như mong muốn.
Cầu Ngang (Trà Vinh) là huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 34,7%), có 8 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135. Những ngày này về Cầu Ngang, dễ dàng nhận thấy phum, sóc ngày càng khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn các xã được thông thoáng, cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, nhà nhà có điện thắp sáng, những ngôi nhà tạm đã được thay bằng nhà xây kiên cố và bán kiên cố...
Kinh tế -
Quỳnh Chi -
10:10, 29/09/2020 Xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có 850 hộ dân sinh sống tại 9 thôn, bản, trong đó, đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều có 222 hộ, chủ yếu tập trung ở các bản: Khe Ngang, Khe Dây, Hang Chuồn, Lâm Ninh, Nà Lâm… Năm 2017, Trường Xuân trở thành điểm sáng trên địa bàn toàn huyện khi hoàn thành Chương trình 135, thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Từ các Chương trình, chính sách như Nghị quyết 30a, Chương trình 135, Quyết định 102; Quyết định 1672... đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ vốn, khoa học - kỹ thuật (KH-KT), học nghề và phát triển nghề để vươn lên phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Sinh kế luôn là một trong những vấn đề nan giải, cần quan tâm giải quyết nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để giải quyết vấn đề này, nhiều năm qua, các mô hình sinh kế từ các chương trình giảm nghèo như Chương trình 135; Nghị quyết 30a, đã góp phần tạo việc làm, giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Hoàn thiện hạ tầng, tạo sinh kế ổn định cho đồng bào DTTS, hoàn thành các tiêu chí giảm nghèo… là những kết quả tích cực trong triển khai Chương trình 135 trên địa bàn Thái Nguyên. Cuối năm 2019, tỉnh Thái Nguyên có 19 xã được công nhận hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 và là tỉnh có nhiều xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 nhất trên toàn quốc.
Từ một xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), đến nay xã Trung Mỹ trở thành một trong những điểm sáng về kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó cho thấy sự nỗ lực của Nhân dân, sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền xã, đặc biệt là sự hỗ trợ đắc lực từ Chương trình 135.
Nhờ thực hiện tốt Chương trình 135 (CT135), thời gian qua, diện mạo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), biên giới của tỉnh Cao Bằng đã có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS tiếp tục được cải thiện, hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng khang trang.
Kinh tế -
Nghĩa Hiệp -
09:20, 31/08/2020 Trở lại với huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) trong những ngày đầu tháng 8, chúng tôi đến với xã Đồng Văn, xã vùng biên của huyện và đã cảm nhận được những đổi thay của xã nghèo nhất huyện trước đây.
Kinh tế -
Hoàng Quý -
10:11, 18/08/2020 Vị Xuyên (Hà Giang) có 25.000 hộ với 19 dân tộc cùng chung sống. Đồng bào DTTS trên địa bàn huyện sinh sống chủ yếu ở các xã vùng cao biên giới, có địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt và vô cùng khó khăn, lại chịu nhiều thiệt hại trong thời kỳ chiến tranh biên giới. Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ từ các chính sách của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của chính quyền và người dân, kinh tế - xã hội của địa phương có bước phát triển tốt, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
A Ngo là một trong những xã đầu tiên của huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) về đích trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) và hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả đó đã và đang tác động, làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) của đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã.
Trong 9 xã và 2 thị trấn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) thì có 3 xã và 1 thị trấn có đông đồng bào Khmer sinh sống. Hiện, xã Trường Khánh đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 - 2020, các xã còn lại phấn đấu “về đích” cuối năm nay. Một trong những nguồn lực quan trọng thúc đẩy các địa phương hoàn thiện các tiêu chí NTM chính là nhờ Chương trình 135.
Tỉnh Bình Phước có 9 xã khu vực III, 1 xã biên giới và 51 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Nguồn lực đầu tư của Chương trình, không chỉ giúp diện mạo nông thôn khởi sắc, mà còn giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, cuộc sống ngày càng no ấm.
Chủ động tiến hành rà soát danh sách các hộ nghèo, lựa chọn, bình xét dân chủ để phân bổ, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thiết bị máy móc hỗ trợ sản xuất theo nhu cầu của người dân… là cách làm mang lại hiệu quả tích cực khi triển khai thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất từ Chương trình 135 trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Thông qua nguồn hỗ trợ, bà con những vùng khó khăn trên địa bàn có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống.
Giai đoạn 2016 - 2020, 100% xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 của tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu. Để làm được điều này, Quảng Ninh không chỉ phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp, mà còn có sự chung tay, góp sức của chính người dân.
Tin tức -
Hiếu Anh -
17:34, 18/07/2020 Đây là thông tin được tỉnh Quảng Ninh khẳng định tại Hội nghị “Tổng kết Chương trình 135, Đề án 196, Đề án 2085 và phong trào thi đua “Phấn đấu đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020. Hội nghị được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ngày 18/7.
Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Quảng Ninh đã bám sát chỉ đạo của Trung ương; đồng thời có nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo thông qua đề án 196, đã đem lại hiệu quả đột phá. Đến hết năm 2019, 100% các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh đã được công nhận, đạt tiêu chí hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK, vượt kế hoạch trước 1 năm so với lộ trình Đề án 196.
Rà soát thực trạng để xác định căn cơ nguyên nhân nghèo đói của người dân; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình chính sách; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giảm nghèo… là những cách làm của huyện Định Hóa (Thái Nguyên), nhằm thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, giúp cuộc sống của đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc.
Thực hiện hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế từ nguồn vốn Chương trình 135, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tham mưu cho các cơ quan chức năng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân, trong đó ưu tiên lựa chọn hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi địa phương. Hướng đi này đang tạo ra những nông sản đặc trưng của miền Tây xứ Nghệ.