Đến các bản làng vùng sâu, vùng xa trên vùng đất Tây Nguyên bạt ngàn nắng gió, rất dễ bắt gặp những công trình hạ tầng như đường, điện, trường, hệ thống thủy lợi phục vụ dân sinh được xây dựng quy củ khang trang, sạch đẹp. Đây là kết quả, là dấu ấn của Chương trình 135, cùng một số chương trình, dự án khác.
Đến hết năm 2018, đã có gần 13 ngàn tỷ đồng từ hợp phần hỗ trợ sản xuất thuộc CT135 cung cấp cây, con giống cho đồng bào DTTS trên toàn tỉnh Điện Biên. Việc thực hiện đồng bộ, hợp lý nguồn vốn đã góp phần tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS ở Điện Biên.
Ngày 28/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo Chương trình 135 –dấu ấn 20 năm đồng hành với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các đồng chí nguyên Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo, công chức các bộ, ngành Trung ương và Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo, công chức đại diện Ban Dân tộc một số tỉnh, thành phố; các tổ chức quốc tế.
Châu Thành là huyện có đông đồng bào người dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh (chiếm 33,60%). Sau nhiều năm triển khai thực hiện Chương trình 135, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số huyện Châu Thành có nhiều thay đổi, chuyển biến rõ rệt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Với những dự án thiết thực được triển khai từ Chương trình 135 giai đoạn 2016-2018, hàng ngàn hộ nghèo sinh sống ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Bình Phước đã được thụ hưởng và có cơ hội để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình 135 (CT135), các tỉnh Điện Biên và Hà Giang đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, từng bước làm thay đổi diện mạo và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại ý kiến từ những Người có uy tín của các địa phương về hiệu quả của Chương trình đối với đời sống của người dân.
Năm 2018, tỉnh Hà Giang đã giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành tiếp tục triển khai Chương trình 135 (CT135). Với sự vào cuộc quyết liệt, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày càng được cải thiện. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Thành, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang xung quanh nội dung này.
U Minh (Cà Mau) là huyện có 4/6 xã, 38 ấp thuộc bãi ngang, ven biển và các ấp đặc biệt khó khăn. Những năm qua, nhờ thụ hưởng các nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình 30a, Chương trình 135, vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội… đã giúp nhiều hộ nghèo giảm bớt khó khăn, diện mạo vùng ven biển dần khởi sắc.
Huyện An Lão (Bình Định) có 9 xã và 5 thôn khu vực II thuộc diện đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135. Theo báo cáo của UBND huyện An Lão, từ năm 2016 - 2018, từ nguồn kinh phí hơn 38 tỷ đồng do Trung ương cấp, huyện An Lão đã triển khai hiệu quả các hợp phần của Chương trình, qua đó góp phần thay đổi diện mạo về cơ sở hạ tầng, đời sống kinh tế ở An Lão.
Ngày 19/10, tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổ chức CARE quốc tế và Cơ quan Viện trợ phát triển Ai Len tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kết quả báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình”. Tham dự Hội thảo có đại diện một số Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo, chuyên viên Ban Dân tộc của 15 địa phương trên cả nước; đại diện Tổ chức CARE quốc tế, Cơ quan Viện trợ phát triển Ai Len và một số đối tác phát triển. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải chủ trì Hội thảo.
Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 45 nghìn người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 50% dân số của huyện. Những năm gần đây, địa phương đã huy động mọi nguồn lực hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế; đồng thời chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày càng được nâng lên, từng bước giảm nghèo bền vững.
Trong những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã triển khai các hạng mục hỗ trợ sản xuất cho đồng bào trên địa bàn 14 xã. Nhờ đó, đồng bào các dân tộc huyện Đà Bắc có thêm cơ hội phát triển sản xuất, mở lối thoát nghèo.
Từ ngày 17-19/7/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức tập huấn ngân sách có trách nhiệm giới cho cán bộ công tác dân tộc các cấp.
Qua quá trình thanh tra của cơ quan chức năng về việc thực hiện Chương trình 135; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS ở xã thôn bản ĐBKK (QĐ 755/QĐ-TTg năm 2013); Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (102/QĐ-TTg năm 2009) tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) giai đoạn 2015-2016, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, việc nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được TP. Hà Nội đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, sau 10 năm “nâng cấp” (2008-2018), vùng khó của Thủ đô có sự chuyển biến toàn diện.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình đã áp dụng cơ chế quản lý đầu tư xây dựng đặc thù theo Nghị định 161/NĐ-CP trong Dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Tỉnh đã giao 70% công trình trên tổng số công trình toàn tỉnh cho cấp xã làm chủ đầu tư, tạo điều kiện cho cộng đồng được tham gia hầu hết quá trình đầu tư. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Từ vùng đất bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, phát huy nội lực trong xây dựng nông thôn mới, người dân xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) vươn lên có cuộc sống ổn định và khá giả.
Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình cụ thể, thiết thực giúp hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững như: trao vốn phát triển sản xuất, tặng phương tiện sản xuất, hỗ trợ nhà ở, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế... Nhờ đó, số hộ nghèo trên địa bàn giảm nhanh, bền vững, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tái nghèo. Dự kiến trong năm 2018, sẽ có 4.000 hộ thoát nghèo.
Thực hiện Chương trình 135, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh việc triển khai Dự án “Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng”. Thông qua việc đào tạo, chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở đã từng bước được nâng lên, người dân đã tiếp cận được với kiến thức khoa học để áp dụng vào sản xuất.
Trước đây chừng 5 năm, nhắc đến thôn 5 của xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), ai cũng ái ngại bởi sự xa xôi, cách trở.