Mới đây, tại TP. Lào Cai, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình 135 (CT135) và báo cáo tình hình triển khai dự án xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc các tỉnh, thành phố miền núi phía Bắc. Tham dự Hội thảo có đại diện một số bộ, ngành Trung ương, đại diện 19 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và một số đơn vị có liên quan.
Giai đoạn 2011-2016, thông qua viện trợ, Chính phủ Ai Len đã hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc diện đầu tư Chương trình 135 (CT135) với tổng nguồn vốn viện trợ 33,2 triệu Euro.
Ngày 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đại sứ quán Ai Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tăng cường công tác quản lý nguồn lực của Chính phủ Ai Len hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và chia sẻ kinh nghiệm đối với các địa phương qua kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước kiểm toán nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ Ai Len”.
Thời gian qua, nhờ sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình 135 (CT135), nhiều hộ gia đình DTTS nghèo ở huyện miền núi Con Cuông tỉnh Nghệ An đã phát triển được những mô hình kinh tế hiệu quả.
Buôn Đôn là huyện biên giới giáp Campuchia, có 18 dân tộc cùng sinh sống, trong đó DTTS chiếm 47,4%, chủ yếu là dân tộc Ê-đê, Tày, Nùng, Thái, M’nông… Thời gian qua, huyện đã triển khai, thực hiện hơn 20 chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ cho đồng bào DTTS.
Những năm qua, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện việc đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135 một cách có trọng tâm, trọng điểm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về vấn đề này.
Huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) hiện có xã Hà Lâu và 12 thôn thuộc 4 xã trên địa bàn nằm trong diện ĐBKK được thụ hưởng Chương trình 135. Để đưa Hà Lâu và các thôn sớm ra khỏi diện ĐBKK, một trong những giải pháp được huyện Tiên Yên chú trọng là thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình sinh kế.
Năm 2018, tỉnh Bạc Liêu tăng cường công tác chăm lo đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS từ 3-4% và 10 xã thuộc Chương trình 135 với tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5-6%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc, các tổ chức, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu còn vận động xã hội hoá nhiều nội dung để hỗ trợ cho công tác giảm nghèo.
Những ngày này, đến một số bản làng ở xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) sẽ thấy những rừng hoa lê nở trắng núi đồi, hứa hẹn mùa quả bội thu. Cây lê Tai Nung được trồng tại đây 7 năm trước, đã thành cây xóa nghèo của nhiều bà con dân bản.
Sóc Trăng có trên 30% dân số là đồng bào DTTS sinh sống, đông nhất là dân tộc Khmer. Từ nhiều năm qua, Sóc Trăng luôn quan tâm đặc biệt đến việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS.
Xuân này, về những vùng xa xôi, nghèo khó nhất của đất nước, không thể không vui mừng trước bức tranh nông thôn miền núi đã có những thay đổi rõ nét. Từ những thôn bản ở vùng sâu, xa nhất đến các xã và cụm xã ĐBKK, ở đâu cũng bắt gặp những công trình ghi dấu ấn “135”.
Xuất phát điểm thấp, nội lực yếu nhưng kết thúc năm 2017, nhiều địa phương khó khăn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã “cán đích” trong xây dựng nông thôn mới; đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Kết quả này đã phản ánh một cách đầy đủ quyết tâm “chuyển mình” của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các tầng lớp nhân dân từ việc vận dụng hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.
Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) ngày càng chuyển biến tích cực. Đặc biệt, Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX) thuộc Chương trình 135 đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, tạo động lực cho đồng bào vươn lên thoát nghèo.
Những ngày này, đến Long Phú (huyện Long Phú, Sóc Trăng) xã có 70% là đồng bào dân tộc Khmer, ấn tượng nhất là nhiều căn nhà tường mới mọc lên bên hàng cây xanh thẳng lối; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang; hệ thống thiết chế văn hóa được xây dựng khá hoàn chỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân.
Trong những năm qua, Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) được đánh giá là một trong những huyện triển khai thực hiện tốt Chương trình 135 (giai đoạn 2012-2016). Hiệu quả từ chương trình này đã tạo tiền đề vững chắc giúp nông thôn mới Mỹ Xuyên ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.
Huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) phần lớn là đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều, Chứt, Thổ sinh sống. Thời gian qua, nhờ thụ hưởng nhiều chương trình, dự án, đề án đầu tư, hỗ trợ, nhất là Chương trình 135, đời sống của đồng bào các dân tộc ở Minh Hóa đã có nhiều thay đổi tích cực.
Từ năm 1998 đến nay, trải qua 4 lần phân định khu vực DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, tỉnh Sóc Trăng có tất cả 54 xã ĐBKK có đồng bào Khmer sinh sống được thụ hưởng Chương trình 135. Hiện 54 xã đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu Chương trình đề ra.
Là huyện mới chia tách còn nhiều khó khăn của tỉnh Điện Biên, những năm qua, huyện Mường Nhé đã thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, góp phần từng bước phát triển đời sống của đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.