Song song với công tác bảo tồn, truyền dạy, các cấp chính quyền tại Lạng Sơn thường xuyên tạo ra không gian văn hóa giúp cho các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian được giao lưu, biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện ở địa phương. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào các DTTS lan tỏa những di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, mà còn gắn kết bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch, góp phần tạo nên sức hút cho du lịch xứ Lạng.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS và đạt được một số kết quả bước đầu. Đặc biệt, với nguồn lực từ Dự án 6, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Nam kỳ vọng văn hóa sẽ tạo động lực cho sự phát triển của địa phương.
Khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, dự địa để phát triển du lịch từ nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào các DTTS. Nhưng, như “nàng công chúa ngủ trong rừng”, các địa phương miền núi của xứ Thanh vẫn chưa thực sự “đánh thức” được nguồn tài nguyên đó để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo nên những điểm sáng văn hóa tại vùng cao xứ Lạng, trong đó nổi bật là việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các làn điệu dân ca. Qua đó, từng bước phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách khi đến với Lạng Sơn.
Trong cái khó, ló cái khôn. Ngẫm ra, từ những khó khăn, trở ngại của vùng đất biên thùy, cán bộ, Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã và đang tìm ra cho mình hướng đi phù hợp để thoát nghèo, ấy chính là khơi dậy nội lực, tinh thần cần cù, chịu khó tăng gia sản xuất của đồng bào các DTTS trong phát triển chăn nuôi, làm kinh tế dưới tán rừng và du lịch trải nghiệm…
Trải qua hàng trăm năm sinh sống bên dòng Nặm Luông, đồng bào Tày ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tạo dựng một kho tàng văn hóa đa dạng. Cùng với bảo tồn các nghề truyền thống, các phong tục, tập quán dân gian thì đồng bào Tày nơi đây luôn cố gắng gìn giữ những nếp nhà sàn truyền thống, nơi lưu giữ những nét văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc…
Huyện Đăk Tô (Kon Tum) có 17 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 55% dân số toàn huyện và mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện đã chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS, tạo nên sự phong phú, đa dạng về văn hóa, làm phong phú đời sống tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện.
Nằm yên bình bên dòng suối Nậm Chà, bản Lả Chà của người Cống ở xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đang có những bước chuyển mình rõ nét nhờ có sự quan tâm, hỗ trợ từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cùng sự vươn lên từ nội lực người dân
Xác định chất lượng dân số là một trong những yếu tố hàng đầu, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt là dân số các dân tộc có khó khăn đặc thù.
Với nguyên tắc bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, TP. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp khoảng 8% GRDP của Thành phố. Cùng với các chính sách chung của Thành phố, các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống của Thủ đô đã và đang vận dụng hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào DTTS, từ đó góp phần làm dày và sâu thêm văn hóa Hà thành.
Người lạ có dịp lên xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, tìm vào thôn Há Ía sẽ có cảm giác như đang lạc vào một bản làng cổ tích. Bởi ở đó, dưới chân những rặng núi cao ngất lưng chừng trời, có những ngôi nhà người Mông quây quần sau những tường rào đá nối dài, đều tăm tắp, đẹp đến nao lòng.
Với lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng đã và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương vùng cao Lào Cai. Với nhiều cách làm sáng tạo, người dân địa phương không chỉ gìn giữ, bảo tồn văn hóa độc đáo của dân tộc mình, mà còn phát triển sinh kế bền vững trên chính mảnh đất quê hương.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Với vị thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội có bề dày lịch sử và nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng, nơi nuôi dưỡng, thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa, nơi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa chất lượng. Trong dòng chảy đó, vùng DTTS và miền núi của Thủ đô đã phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc, dung hòa với những tinh hoa trong văn hóa Hà thành xưa – nay để cùng xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa và thanh lịch.
Nậm So - bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu với 100% dân số là đồng bào dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở Nậm So đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Những năm gần đây, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu ở Tây Giang đã đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi mô hình sản xuất. Theo đó, từ các mô hình kinh tế dựa vào nông – lâm nghiệp và các chính sách hỗ trợ từ các cấp, nhiều hộ đã thoát nghèo, từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Lào Cai đã được các cấp, ngành quan tâm, triển khai thực hiện với nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể.
Dân tộc Chăm có nhiều loại hình văn hóa phi vật thể hàm chứa những nội dung phong phú, chuyển tải các phương diện rõ nét về xã hội, con người và phản ánh trung thực các hiện tượng xã hội, phong tục tập quán và ước mơ của con người về một xã hội tốt đẹp thông qua diễn trình của lễ hội. Trong đó, nhạc cụ truyền thống đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng của người Chăm.
Là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn với trên 96% là người DTTS sinh sống, người dân vùng cao Lộc Bình vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Huyện đã và đang đẩy mạnh nhiều giải pháp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của bà con vùng DTTS nơi đây, nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng này.
Lễ mừng chiến thắng, Lễ cầu mưa... của người Ba Na từ bao đời mang giá trị văn hóa đặc trưng, độc đáo. Việc phục dựng các nghi lễ cổ truyền của người Ba Na tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đây không chỉ là lễ hội đặc sắc mà còn tạo sự cố kết cộng đồng bền chặt.