Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chế tài đủ mạnh để rừng không bị tàn phá?

Lê Hường - 09:21, 19/02/2020

Nhiều giải pháp, chế tài xử phạt mạnh mẽ được ban hành và chỉ đạo xuống từng địa phương nhằm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng khai thác gỗ trái phép tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn đang diễn ra phức tạp. Chỉ tính trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều vụ phá rừng quy mô lớn.

Những cây gỗ lớn bị chặt hạ.
Những cây gỗ lớn bị chặt hạ

Ngày 4/2, trong quá trình tuần tra, kiểm soát công tác phòng cháy rừng, công tác bảo vệ rừng của Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nông đã phát hiện vụ phá rừng lấy gỗ, với quy mô khá lớn, xảy ra tại Tiểu khu 1522 thuộc địa bàn xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức. Lực lượng chức năng xác định khu vực xảy ra vụ phá rừng thuộc lâm phần Công ty TNHH Hoàn Ba quản lý, thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực.

Tại hiện trường, 14 cây gỗ bị chặt hạ gồm 27 lóng gỗ, tổng khối lượng 57m3. Trong đó, 18 lóng gỗ có giá trị sử dụng với khối lượng 46,850m3 và 9 lóng bọng thân khô mục với khối lượng 10,044m3. Qua khám nghiệm hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định số gỗ trên thuộc nhóm VI, bị cắt hạ trong khoảng 4 - 6 tháng trước.

Trước đó, lực lượng chức năng tỉnh Đăk Lăk phát hiện 2 vụ phá rừng tại các tiểu khu 18 và 22 thuộc lâm phần do Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Chư Phả quản lý với tổng diện tích hơn 6ha. Trong đó, có 3,75ha rừng phòng hộ tại tiểu khu 18 và 2,283ha rừng sản xuất tại tiểu khu 22 bị phá vào ngày 16 và 21/1/2020. Tại hiện trường, nhiều cây gỗ bị cưa hạ, những thân gỗ lớn đã được mang đi, chỉ còn lại cây nhỏ và cành lá.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk, dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, lực lượng bảo vệ rừng đã tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng, phát hiện và xử lý nhiều vụ phá rừng. Cụ thể, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Krông Búk phát hiện hai trường hợp khai thác rừng trồng trái pháp luật tại lô 1 khoảnh 1 và lô 4 khoảnh 5, Tiểu khu 355 thuộc xã Cư Né, huyện Krông Búk, tạm giữ 5,949m3 gỗ tròn Thông ba lá nhóm IV.

Cũng trong thời gian này, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng số 2, thuộc Chi Cục Kiểm lâm Đăk Lăk phát hiện 3 vụ vi phạm, tạm giữ 4,679m3/76 lóng, phách, hộp gỗ tròn, xẻ nhóm VI. Hạt Kiểm lâm phối hợp với Công an huyện M’Đrắk phát hiện chiếc xe 16 chỗ ngồi tại thôn 11, xã Cư San đang vận chuyển 12 hộp gỗ nhóm III đến nhóm VI với khổi lượng và tạm giữ 2,034m3.

Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk cho biết: Xác định các đối tượng lợi dụng thời điểm Tết để thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng, vi phạm Luật Lâm nghiệp, nên từ trước Tết Nguyên đán, lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã tăng cường kiểm tra, truy quét, ngăn chặn và xử lý các đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt, mua bán động vật rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Mặc dù vậy, rừng vẫn bị phá, là do lực lượng quản lý bảo vệ rừng mỏng mà các đối tượng phá rừng thường thực hiện vào ban đêm.

Ông Bùi Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk khẳng định: Tỉnh ủy đã chỉ đạo cơ quan chức năng phải có những chế tài mạnh mẽ hơn nữa, gắn với trách nhiệm của lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ. Nếu chủ rừng để rừng bị tàn phá mà không đưa ra được biện pháp quản lý bảo vệ, thì phải xử lý trách nhiệm cá nhân. Nếu có dấu hiệu hình sự thì phải xử lý hình sự.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Công an Tây Ninh bắt giữ 4 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí

Công an Tây Ninh bắt giữ 4 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Tây Ninh vừa ra quyết định tạm giữ hình sự 4 đối tượng Bùi Công Hiếu, Nguyễn Văn Gia Huy, cùng 19 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Hữu Tiến, 21 tuổi, ngụ quận 11, TP. Hồ Chí Minh và Nguyễn Văn Minh, 23 tuổi, ngụ TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 14:05, 04/12/2024
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 13:53, 04/12/2024
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 13:52, 04/12/2024
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.