Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cam kết “ba không” để giữ rừng hiệu quả

PV - 14:39, 24/04/2019

Trước thực trạng người dân sống ở gần khu vực rừng phòng hộ Gia Nghĩa (Đăk Nông) lén lút phá rừng, chính quyền và các ngành chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, trong đó có mô hình cam kết “ba không” với rừng (không phá rừng, không săn bắn động vật rừng, không sang nhượng đất rừng), nhờ đó công tác giữ rừng đã phát huy hiệu quả.

Cán bộ chính quyền địa phương thường xuyên xuống các thôn vận động, tuyên truyền bà con thực hiện “ba không” với rừng. Cán bộ chính quyền địa phương thường xuyên xuống các thôn vận động, tuyên truyền bà con thực hiện “ba không” với rừng.

Từ trung tâm xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đăk Nông) vào Tiểu khu 1690, do Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa quản lý hơn 20km, chủ yếu đường rừng. Tại đây có một khu dân cư đông đúc, với khoảng 2.000 người sinh sống. Đây là những hộ dân ở phía Bắc di cư tự phát vào những năm 2000-2005. Gần 20 năm sinh sống tại đây, các hộ dân này thường xuyên phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật hoang dã và sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép nhưng cuộc sống của bà con vẫn hết sức khó khăn.

Ông Sùng A Tú, Trưởng thôn Nghĩa Lợi, xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa cho biết, riêng thôn Nghĩa Lợi có hơn 200 hộ dân di cư tự phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào sinh sống. Một thời gian dài khi mới thành lập tỉnh Đăk Nông, khu vực này chưa hình thành đơn vị hành chính, dân di cư tự phát vào ở trong rừng nên rất khó quản lý.

Những năm gần đây, UBND xã Quảng Thành và ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giao nhiệm vụ cụ thể cho trưởng thôn trong việc quản lý dân cư, cấm mọi hành vi xâm phạm đến rừng và đất rừng. Gia đình Trưởng thôn Sùng A Tú gương mẫu đi đầu: chỉ canh tác lúa nước, làm vườn quanh nhà và chăn nuôi bò, cuộc sống dần dần ổn định, phát triển.

Ông Sùng A Đại, người dân sống ở đây cho biết, trước đây, bà con chủ yếu đi làm thuê khuân vác, kéo gỗ cho người khác ở ngoài vào khai thác, rồi phát rừng làm rẫy và săn bắt động vật. Từ khi chính quyền và các ngành chức năng vào cuộc tuyên truyền, vận động và yêu cầu các hộ dân ký cam kết “ba không với rừng” (không phá rừng, không săn bắn động vật rừng và không sang nhượng đất rừng), tình trạng phá rừng đã giảm hẳn.

Ông Phạm Mạnh Hồng, Phó trưởng Công an xã Quảng Thành thông tin: Địa phương hiện đang quản lý hơn 900ha rừng các loại. Trước đây, tình trạng phá rừng làm nương rẫy và sang nhượng đất đai trái phép diễn ra thường xuyên. Chỉ tính trong 3 năm từ 2014 đến 2016, có hơn 100ha rừng bị phá, chủ yếu do bà con phá rừng để làm nương rẫy.

Xã Quảng Thành có gần 5.000 nhân khẩu, trong đó có trên 2.000 nhân khẩu là đồng bào DTTS di cư tự do từ miền Bắc vào. Để quản lý tốt tình hình dân di cư tự do, năm 2017, trên địa bàn xã Quảng Thành đã có thêm 2 thôn mới được thành lập, đó là Nghĩa Thắng và Nghĩa Lợi.

Từ khi xã có thêm 2 thôn mới, chính quyền xã thường xuyên cắt cử cán bộ xuống địa bàn thăm hỏi, động viên, hướng dẫn bà con sản xuất, chăn nuôi, nhờ đó, đời sống của bà con từng bước đi vào ổn định. “Chính quyền xã thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an vào địa bàn nắm số lượng dân di cư tự do để quản lý. Chính quyền xã cũng vận động Nhân dân không xâm phạm đất rừng phòng hộ; thường xuyên tuyên truyền thành lập câu lạc bộ "ba không" để người dân tham gia ký kết không phá rừng, không săn bắt động vật, không sang nhượng đất rừng", ông Phạm Công Chiến, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết.

BẮC NGUYÊN

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
"Tiếp tục nghiên cứu, nâng cao nhận thức và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc"

"Tiếp tục nghiên cứu, nâng cao nhận thức và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc"

Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 24/10/2024, tại TP. Thái Nguyên.
Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Media - BDT - 20:00, 24/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. Du lịch sinh thái Cà Mau hút khách. Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Truyền thông nâng cao nhận thức cho phụ nữ DTTS huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

Truyền thông nâng cao nhận thức cho phụ nữ DTTS huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

Công tác Dân tộc - Kim Anh - 19:42, 24/10/2024
Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025), Ban Công tác phía Nam – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức chuỗi các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Sự kiện thu hút hơn 350 phụ nữ DTTS trên địa bàn huyện Tánh Linh tham gia.
13 gian hàng sản phẩm OCOP trưng bày tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV

13 gian hàng sản phẩm OCOP trưng bày tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:40, 24/10/2024
Chiều 24/10, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024 diễn ra phiên trù bị. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV Nguyễn Thiên Văn; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính; Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lê Ngọc Vinh và Phó trưởng Ban Dân tộc Nay H’Nan. Tham dự còn có, 250 đại biểu chính thức đại diện cho 715 nghìn đồng bào DTTS trên địa tỉnh.
Vang vọng âm thanh đại ngàn

Vang vọng âm thanh đại ngàn

Media - Ngọc Chí - 19:39, 24/10/2024
Những ngày này, Nhà Rông Kon Klor, phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng trở nên rộn ràng với âm thanh của đại ngàn. Hơn 600 nghệ nhân trên địa bàn Tp. Kon Tum đã hội tụ về đây để tham gia Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đối thoại nhiều vấn đề về dân sinh với đại biểu tham dự Đại hội các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đối thoại nhiều vấn đề về dân sinh với đại biểu tham dự Đại hội các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:30, 24/10/2024
Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024, Ban Chỉ đạo Đại hội đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu tham dự Đại hội. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn chủ trì Hội nghị. Cùng dự có: Trưởng ban Dân tộc Nguyễn Kinh và Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk Y Jăn Buôn Krông; lãnh đạo các sở, ban, ngành
Dang dở những dự án tái định cư ở Mường Lát

Dang dở những dự án tái định cư ở Mường Lát

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát. Dang dở những dự án tái định cư ở Mường Lát. Lan tỏa phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Phục dựng lễ cúng giang sơn của đồng bào Rục dân tộc Chứt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại năm 2024

Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại năm 2024

Tin tức - Hồng Phúc - 19:01, 24/10/2024
Ngày 24/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 10/2024. Hội nghị có sự tham dự của đại diện 50 cơ quan báo chí và các báo cáo viên.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Đầu tư 46 công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Đầu tư 46 công trình từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 17:31, 24/10/2024
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã đầu tư xây dựng 46 công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosatom

Thời sự - PV - 17:15, 24/10/2024
Sáng 24/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo BRICS mở rộng năm 2024, tổ chức tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom).
Đắk Nông: Quy hoạch khoáng sản bôxít khiến hàng loạt dự án đầu tư “mắc kẹt”

Đắk Nông: Quy hoạch khoáng sản bôxít khiến hàng loạt dự án đầu tư “mắc kẹt”

Xã hội - Hoàng Thùy - 16:34, 24/10/2024
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có hàng loạt dự án không thể triển khai, dừng thi công do vướng quy hoạch khoáng sản bôxít, việc giải ngân vốn đầu tư gặp không ít khó khăn.
Bình Thuận: Khai mạc Tuần lễ Du lịch năm 2024

Bình Thuận: Khai mạc Tuần lễ Du lịch năm 2024

Du lịch - Minh Nhật - 16:29, 24/10/2024
Sáng 24/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức khai mạc Hội chợ trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch, ẩm thực, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP Bình Thuận và các tỉnh, thành phố cả nước, diễn ra từ ngày 24-27/10 tại khuôn viên Quảng trường Bikini Beach NovaWorld Phan Thiet (xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết), mang đến những trải nghiệm phong phú về văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực.