Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Minh Nhật - 10:10, 09/10/2024

Tận dụng lợi thế bãi chăn thả rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào, đồng bào DTTS các xã vùng cao huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã phát triển chăn nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập tăng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Người dân chăn thả ngựa trên cánh đồng cỏ xã Phòng Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
Người dân chăn thả ngựa trên cánh đồng cỏ xã Phòng Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)

Trước đây, người dân ở các xã Biên Sơn, Phong Vân, Tân Sơn của huyện Lục Ngạn chủ yếu phát triển chăn nuôi trâu, bò... Khi đó nuôi ngựa chỉ để có sức kéo và làm phương tiện vận chuyển hàng hóa. Lúc đầu, chỉ có một vài hộ chuyển sang chăn nuôi ngựa bạch và nhận thấy nuôi ngựa bạch khá đơn giản, ít bị dịch bệnh hơn so với nuôi trâu bò, đầu ra lại ổn định.

Vài năm trở lại đây, người dân bắt đầu mở rộng, phát triển và hình thành mô hình chăn nuôi ngựa theo hướng hàng hóa, mở ra hướng mới phát triển kinh tế cho vùng miền núi này.

Xã Phong Vân (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) là một trong những điểm nuôi ngựa bạch điển hình. Chỉ trong 2 năm gần đây, chính quyền địa phương đã cấp khoảng 200 con ngựa giống cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để chăn nuôi, tạo sinh kế mới.

Chị Hà học cách chăm sóc, chăn nuôi từ UBND và bà con xung quanh nhân giống, nuôi lớn rồi bán ra thị trường
Chị Hứa Thị Hà học cách chăm sóc, chăn nuôi ngựa bạch để nhân giống, nuôi lớn rồi bán ra thị trường

Chị Hứa Thị Hà (dân tộc Nùng) được cấp một con ngựa bạch làm giống. Gia đình làm nông, hằng ngày chị đưa ngựa ra bãi cỏ chăn thả, đến tối đưa về nhà. "Nhờ thuận lợi vì có nhiều đồng cỏ rộng lớn, khi nhận ngựa hỗ trợ từ chính quyền chúng tôi rất mừng. Trước kia kinh tế gia đình rất khó khăn, nhờ nhân giống ngựa, đến nay tôi đã có của để dành", chị Hà nói.

"Việc chăn nuôi ngựa tương đối là nhàn, không đòi hỏi quá cao về kỹ thuật, vừa tận dụng được diện tích chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn", chị Hà chia sẻ thêm.

Theo các hộ chăn nuôi ngựa nhiều năm tại đây, do ngựa bạch cho giá trị kinh tế cao nên hiện nay nhiều hộ dân chuyển sang đầu tư nuôi loài động vật này. Ngựa bạch con khi được trên 5 tháng tuổi người dân sẽ cho xuất bán với giá khoảng 20 đến 65 triệu đồng/con (tùy theo chất lượng ngựa). Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con.

Phía UBND xã cũng hướng dẫn, hỗ trợ trong công tác phòng, trị bệnh cho đàn ngựa như: kỹ thuật vệ sinh, tiêu độc, sát trùng chuồng trại, cách ly, tiêm vắc xin phòng bệnh… bởi vậy việc chăn nuôi rất thuận lợi.

Ông Trần Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) cho biết: Để tăng tính kết nối, sản xuất tiêu thụ sản phẩm, mới đây, chính quyền xã Phong Vân đã vận động một số hộ chăn nuôi ngựa bạch ở địa phương thành lập HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp xã Phong Vân.

Đồng thời chỉ đạo cán bộ thú ý cơ sở tăng cường công tác phối hợp, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho người dân.

Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của huyện và các ngành chuyên môn, xã đã xây dựng chương trình phát triển đại gia súc, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đàn ngựa, tiến đến mục tiêu xây dựng các sản phẩm từ ngựa trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương.

Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con
Đối với ngựa bạch trưởng thành, giá bán từ 80 đến 120 triệu đồng/con

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ 1 con/năm.

So với nuôi ngựa thịt hay nuôi trâu, bò thì việc nuôi ngựa bạch thuận lợi hơn mà lại yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Hiệu quả của mô hình chăn nuôi ngựa bạch của bà con trên địa bàn xã đã được khẳng định rõ trong thực tiễn. Chính quyền xã đã có chủ trương và trực tiếp chỉ đạo các thôn khác trong xã tổ chức tham quan để tiến tới nhân rộng mô hình này ra toàn xã. Hiện trên toàn xã có khoảng 1.600 con ngựa các loại, trong đó ngựa bạch chiếm 65 - 70% số lượng đàn.

Việc chăn nuôi ngựa đã cho những kết quả đáng khích lệ giúp đồng bào nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo góp phần tích cực trong công tác xây dựng đời sống kinh tế ở địa phương. Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang triển khai hỗ trợ các hộ gia đình chăn nuôi ngựa về con giống.

Huyện cũng hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay ngân hàng, hỗ trợ về vaccin phòng dịch, tổ chức các lớp tập huấn về kĩ năng chăn nuôi, nhân giống, mở rộng đàn cho bà con nhân dân, thành lập các HTX chăn nuôi ngựa bạch để đảm bảo về đầu ra và đầu vào.

Việc chăn nuôi ngựa bạch đã góp phần hình thành được vùng sản xuất hàng hóa, thay đổi dần tập quán chăn nuôi của người dân, áp dụng tiến bộ KHKT và thực hiện quy trình chăn nuôi bền vững, khép kín. Mô hình nuôi ngựa bạch ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) còn góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi tập trung và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đưa hồng không hạt trở thành cây trồng chủ lực ở xã Chí Cà

Đưa hồng không hạt trở thành cây trồng chủ lực ở xã Chí Cà

Những ngày này, trên khắp sườn núi, trước hiên nhà hay dọc bên đường đi của xã vùng biên Chí Cà, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đâu đâu cũng rực lên sắc vàng của những vườn hồng không hạt. Mùa hồng ở Chí Cà đã bắt đầu vào vụ thu hoạch.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Nắm chắc tình hình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Nắm chắc tình hình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tại cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT) tuần 43 năm 2024, ngày 21/10, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã nhấn mạnh việc nắm chắc tình hình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Giải bài toán thiếu nguồn, ít đảng viên ở vùng biên Phong Thổ

Giải bài toán thiếu nguồn, ít đảng viên ở vùng biên Phong Thổ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Vương Trang - 1 giờ trước
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ thể sống chứ không phải thần thánh, không phải tự nhiên có mà do chính Nhân dân và tổ chức xây dựng nên…”. Thuấn nhuần lời Bác, công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ luôn được cấp ủy đảng, chính quyền huyện Phong Thổ (Lai Châu) quan tâm chú trọng. Trong đó, địa phương đã xác định rõ những khó khăn, rào cản trong công tác phát hiện bồi dưỡng, đào tạo lớp đảng viên trẻ kế cận đội ngũ cán bộ tương lai ở khu vực biên giới để có giải pháp phù hợp.
Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường ở Phú Thọ

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường ở Phú Thọ

Bản sắc và hội nhập - Tào Đạt - 1 giờ trước
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm-nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang được chính quyền địa phương và người dân nơi đây đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy giá trị bằng nhiều giải pháp tích cực nhằm gắn với phát triển du lịch.
Phước Sơn (Quảng Nam): Phát huy vai trò của Người có uy tín về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phước Sơn (Quảng Nam): Phát huy vai trò của Người có uy tín về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình 1719 - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã có nhiều cách làm hiệu quả. Một trong những giải pháp ấy, chính là khơi dậy được vai trò tiên phong, gương mẫu, dẫn dắt của đội ngũ Người có uy tín về việc tuyên truyền, vận động và huy động sức mạnh đoàn kết, ý chí, quyết tâm của người dân trên địa bàn.
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Ánh sáng từ Nghị quyết (Bài 3)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Ánh sáng từ Nghị quyết (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Kim Thu - 4 giờ trước
Trước thực trạng hủ tục và tà đạo bám rễ trong đời sống đồng bào Mông, ngày 10/5/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy bài trừ các hủ tục vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Chỉ thị 09) và đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TU, về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 27). Những chỉ thị, nghị quyết này đã trở thành kim chỉ nam giúp các địa phương quyết liệt hành động, từng bước loại bỏ hủ tục và tà đạo…
Thanh niên DTTS tìm hiểu pháp luật về hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Thanh niên DTTS tìm hiểu pháp luật về hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 4 giờ trước
Ngày 21/10, UBND huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thi Đoàn viên thanh niên các DTTS thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn tìm hiểu pháp luật về hôn nhân, kết hôn, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Phát triển "Báu vật" của rừng

Phát triển "Báu vật" của rừng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước. Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang ở Lạc Sơn. Phát triển "Báu vật" của rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sắp diễn ra sự kiện Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà

Sắp diễn ra sự kiện Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà

Tin tức - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Sự kiện Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025 sẽ chính thức khai mạc vào sáng ngày 26/10/2024, sau đó tổ chức các hoạt động du lịch kéo dài từ ngày 26/10/2024 đến hết tháng 3/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Lâm Đồng hỗ trợ sinh kế, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào DTTS

Lâm Đồng hỗ trợ sinh kế, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Xác định hỗ trợ sinh kế là giải pháp quan trọng giúp người dân giảm nghèo bền vững, trong thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác giảm nghèo. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng đời sống người dân, nhất là đồng bào DTTS.
Đức Cơ (Gia Lai): Tổ chức 18 buổi truyền thông kiến thức kỹ năng sức khỏe sinh sản làm mẹ an toàn

Đức Cơ (Gia Lai): Tổ chức 18 buổi truyền thông kiến thức kỹ năng sức khỏe sinh sản làm mẹ an toàn

Sức khỏe - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Nhằm hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn, chăm sóc sức khỏe trẻ em vùng đồng bào DTTS, nhất là những địa bàn có tỉ lệ sinh con tại nhà cao, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các lớp truyền thông trang bị kỹ năng, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản làm mẹ an toàn và vận động sinh con tại cơ sở y tế.
Kiên Giang: Ông Lê Trung Hồ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Kiên Giang: Ông Lê Trung Hồ được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Tin tức - Tào Đạt - Văn Dương - 4 giờ trước
Ông Lê Trung Hồ, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận vừa được HĐND tỉnh Kiên Giang khóa X bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đưa hồng không hạt trở thành cây trồng chủ lực ở xã Chí Cà

Đưa hồng không hạt trở thành cây trồng chủ lực ở xã Chí Cà

Kinh tế - Văn Long - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Những ngày này, trên khắp sườn núi, trước hiên nhà hay dọc bên đường đi của xã vùng biên Chí Cà, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đâu đâu cũng rực lên sắc vàng của những vườn hồng không hạt. Mùa hồng ở Chí Cà đã bắt đầu vào vụ thu hoạch.