Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Ngọc Chí - 16 giờ trước

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.

Gia đình chị Y Lý Huyền chuẩn bị nguyên liệu để chế biến sản phẩm Thịt heo gác bếp
Gia đình chị Y Lý Huyền chuẩn bị nguyên liệu để chế biến sản phẩm Thịt heo gác bếp

Bắt nguồn từ món ăn truyền thống của người Gié Triêng, năm 2020, chị Y Lý Huyền ở thôn Đăk Dung, thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei đã mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị để sản xuất, kinh doanh sản phẩm Thịt heo gác bếp và Muối tiêu rừng. Bên cạnh đó, được chính quyền địa phương hỗ trợ, chị đã tham gia dự thi và cả 2 sản phẩm đều đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Chị Y Lý Huyền chia sẻ: Từ khi sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh thì sản phẩm cũng bán được nhiều hơn. Với giá bán 600.000 đồng/1kg thịt khô, trung bình mỗi tháng bán ra thị trường hơn 90kg. Ngoài đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, chị còn thu mua heo thịt, củ kiệu hay tiêu rừng... của đồng bào DTTS để làm nguyên liệu, góp phần giúp đồng bào DTTS nâng cao thu nhập.

Phụ nữa Brâu chuẩn bị nguyên vật liệu để chế biến Rượu cần men lá
Phụ nữ Brâu chuẩn bị nguyên vật liệu để chế biến Rượu cần men lá

Với sự nỗ lực của các thành viên cùng với những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, năm 2020, sản phẩm Rượu cần men lá của Tổ hợp tác sản xuất rượu cần men lá dân tộc Brâu, thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi đã đạt được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Nhờ đó, ngày càng có nhiều khách hàng biết đến và tìm mua sản phẩm. Hiện tại, trung bình mỗi tháng Tổ hợp tác xuất ra thị trường hơn 50 ghè rượu cần men lá. Không chỉ tạo thêm nguồn thu nhập cho các thành viên trong Tổ hợp tác mà bản sắc văn hóa dân tộc người Brâu cũng được giữ gìn, phát huy.

Chị Võ Thị Thu Hà – Tổ trưởng Tổ hợp tác rượu cần men lá dân tộc Brâu cho biết: Bên cạnh việc bày bán các sản phẩm rượu cần thì Tổ hợp tác còn phát triển, nhân rộng nghề dệt thổ cẩm để cho các sản phẩm nghề truyền thống của bà con được duy trì, tăng thu nhập cho bà con. Đồng thời, tiếp tục giới thiệu, quảng bá cho khách du lịch trong và ngoài tỉnh để mọi người biết đến những sản phẩm đặc trưng của người Brâu.

Đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum có nhiều sản phẩm truyền thống để tham gia Chương trình OCOP
Đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum có nhiều sản phẩm truyền thống để tham gia Chương trình OCOP

Với nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực và nhiều sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương, thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP, như: Cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, xây dựng hệ thống chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, nên Chương trình đã thu hút được nhiều chủ thể tham gia và ngày càng có nhiều sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Khắc Tụ - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei cho biết: UBND xã rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia Chương trình OCOP. Khi đăng ký sản phẩm thì UBND xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để đăng ký đầy đủ hồ sơ tham gia dự thi để đạt chứng nhận.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, toàn tỉnh có 208 sản phẩm OCOP còn hiệu lực. Các sản phẩm OCOP của tỉnh đa dạng về chủng loại và hầu hết là những sản phẩm chủ lực, đặc trưng của các địa phương. Từ việc sản xuất sản phẩm OCOP đã góp phần làm thay đổi tư duy trong sản xuất của người dân, nhất là người DTTS, từng bước chuyển đổi từ quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín. Qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo sức bật cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Khi tham gia Chương trình OCOP, nhiều hộ đồng bào DTTS đã đầu tư máy móc hiện đại để chế biến sản phẩm
Khi tham gia Chương trình OCOP, nhiều hộ đồng bào DTTS đã đầu tư máy móc hiện đại để chế biến sản phẩm

Chị Y Chon - Thành viên Hợp tác xã Dục Nông, thôn Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi cho biết: Hợp tác xã có sản phẩm Thịt heo gác bếp và Rượu ghè men lá đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hiện sản phẩm đã tiêu thụ ra thị trường khá nhiều và cũng là cơ hội để Hợp tác xã có thể mở rộng thị trường, đưa các sản phẩm vào các siêu thị nhỏ, lẻ tại tỉnh và ngoài tỉnh.

Chương trình OCOP là một chương trình có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào DTTS. Từ sự định hướng cũng như hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương đã giúp các Hợp tác xã, các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum phát huy đươc các tiềm năng sẵn có của địa phương, sản xuất nhiều sản phẩm đặc trưng, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Tin nổi bật trang chủ
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 3 giờ trước
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 4 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 5 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 5 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.