Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế sau dịch Covid-19

Minh Thu - 21:45, 11/07/2020

Ngay sau khi kiểm soát được dịch Covid-19, tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khôi phục sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

Chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng chính sách theo Nghị quyết số 42 tại huyện Bảo Lạc. (Ảnh minh họa).
Chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng chính sách theo Nghị quyết số 42 tại huyện Bảo Lạc. (Ảnh minh họa).

Chú trọng sản xuất nông nghiệp

Trong quý I/2020, tỉnh Cao Bằng cũng như những địa phương khác của cả nước đã chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19; giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ... đều bị giảm sút. Tổng sản phẩm theo giá so sánh (GRDP) quý I/2020 của tỉnh chỉ đạt 4,19%; kim ngạch xuất nhập khẩu giảm mạnh, chỉ bằng 25,5% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch đạt 21,22 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ năm 2019.

Để khôi phục kinh tế, giải pháp trước mắt, quan trọng đầu tiên mà tỉnh triển khai là, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm tại chỗ. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp chủ động thực hiện các biện pháp trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng có hiệu quả vốn sự nghiệp của các Chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao diện tích, giá trị sản xuất.

Ông Đào Nguyên Phong, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cao Bằng cho biết: Ngoài việc giám sát chặt chẽ việc phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, chúng tôi đã xây dựng phương án tái đàn lợn. Nhờ đó, đã tăng thêm được 54.000 con lợn thương phẩm (dự kiến tính đến hết năm 2020 đạt tổng đàn 320.000 con, trong đó 31.200 lợn nái giống). Ngoài đàn lợn, chúng tôi cũng duy trì tăng trưởng đàn gia cầm được 2,8 triệu con, tiếp tục thúc đẩy triển khai dự án trang trại công nghệ cao và các dự án nông nghiệp khác.

Không chỉ bảo đảm an ninh lương thực, tỉnh còn thực hiện hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19 thông qua hệ thống các ngân hàng bằng nhiều giải pháp hiệu quả. Điển hình như, các ngân hàng thương mại đã thực hiện miễn giảm lãi, cơ cấu lại hạn trả nợ cho khách hàng, cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD); triển khai các gói tín dụng với lãi suất phù hợp để hỗ trợ khách hàng.

Bảo đảm an sinh xã hội

Thực hiện gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, toàn tỉnh Cao Bằng có 18.629 đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) và người có công được hưởng chính sách hỗ trợ. Đến nay, các huyện, thành phố đã hoàn thành 100% việc chi trả cho 3.609 người có công, thân nhân người có công với kinh phí hỗ trợ 5,403 tỷ đồng. Hoàn thành rà soát, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho 15.020 đối tượng BTXH với số tiền 22,522 tỷ đồng.

Có thể thấy, đến thời điểm hiện tại, Cao Bằng đã triển khai rất hiệu quả việc kiểm soát sự lây lan của đại dịch Covid-19. Người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã được hỗ trợ kịp thời, bằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ tín dụng cũng như thực hiện một loạt các biện pháp tài khóa khác.

Chia sẻ về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, ông Hoàng Xuân Ánh cho biết: “Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục nắm tình hình và kịp thời có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động SXKD, tìm kiếm mở rộng thị trường; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư tư nhân; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp và người dân…”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trải nghiệm mô hình lưu trú nhà dân ở điểm du lịch cộng đồng xã Pà Cò

Trải nghiệm mô hình lưu trú nhà dân ở điểm du lịch cộng đồng xã Pà Cò

Sắc màu 54 - PV - 3 phút trước
Hiện nay, hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) trên địa bàn xã Pà Cò (Mai Châu) ngày càng phát triển dựa vào khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên và bản sắc văn hóa. Ngoài các homestay cung cấp dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng tập trung ở xóm Chà Đáy, một số hộ ở các xóm đang triển khai xây dựng mô hình lưu trú nhà dân giúp tăng thêm trải nghiệm của du khách về bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.