Năm 2024, tỉnh được Trung ương giao nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) 3.346 tỷ 164 triệu đồng (bao gồm cả nguồn vốn năm 2022, 2023 kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024 và nguồn chỉ tiêu giao năm 2024).
Trận mưa lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Những thiệt hại này đã ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm nghèo, cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ xây dựng Nông thôn mới và Nông thôn mới nâng cao của các xã vùng cao trong tỉnh.
Đến xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi thật sự ấn tượng trước diện mạo nông thôn mới vùng đồng bào DTTS khởi sắc. Hệ thống giao thông nông thôn được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản hàng hóa của Nhân dân. Kết quả này là nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ tạo sinh kế cho đồng bào Raglay có điều kiện làm ăn, vươn lên ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững và làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS.
Mặc dù trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An rất chú trọng đa dạng, phong phú về chủng loại trong sản xuất nông nghiệp, nhưng do nhiều nguyên nhân, nông sản Nghệ An vẫn chủ yếu đang dừng lại ở xuất thô, giá trị thấp. Thiết lập được chuỗi liên kết trong sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình MTQG nhằm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề được tỉnh Nghệ An đẩy mạnh.
Toạ lạc dưới chân đồi Ngọc Sơn, trên một dải đất Nai Hoa bên bờ dòng Sông Luỹ, từ xa xưa, làng Chăm Trì Đức còn có tên là xóm Gọ, địa danh Chăm gọi là Palei Ragaok) nổi tiếng với nghề gốm thủ công gia dụng. Trải qua những biến động của lịch sử, thời gian, làng gốm Trì Đức (nay đổi tên thành Bình Đức) có nguy cơ mai một, thất truyền. Từ thời điểm tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những người thợ làm gốm Bình Đức được tiếp thêm động lực để có điều kiện bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của cha ông.
Sau mưa lũ, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng nề. Để tập trung khắc phục hậu quả, cũng như bảo đảm tiến độ triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã và đang khẩn trương điều chỉnh danh mục, kế hoạch đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế.
Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025), Ban Công tác phía Nam – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức chuỗi các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS tại huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Sự kiện thu hút hơn 350 phụ nữ DTTS trên địa bàn huyện Tánh Linh tham gia.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã đầu tư xây dựng 46 công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh.
Vừa qua, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Bảo Lạc.
Địa phương -
T.Nhân-H.Trường (thực hiện) -
14:49, 24/10/2024 Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận tập trung thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có sự đổi thay đáng kể. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được xem là đòn bẩy để rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Pi Năng Thị Thuỷ, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai, thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Những năm qua, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Bình Định được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách dân tộc. Nhờ đó, đời sống của bà con được nâng lên, cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, đồng bộ. Đặc là từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương đã tăng cường giải ngân nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa nhà tạm, dột nát… giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế - xã hội.
Ngày 23/10, Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, truyền dạy về bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Chứt gắn với phát triển du lịch tại huyện Minh Hóa.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, trong những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó, từng bước làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của đồng bào DTTS nghèo và sử dụng có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.
Từ chỗ phát, đốt rừng làm nương rẫy, những năm gần đây, đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã tích cực trồng lại rừng. Bởi họ hiểu rằng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giữ cho rừng mãi xanh sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và hơn hết là che chở cho chính thôn, làng được bình yên...
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Đoàn công tác đi học tập, trao đổi kinh nghiệm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.
Những cung đường được đầu tư, nâng cấp từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp kết nối, thông thương các bản làng xa xôi của miền biên viễn xứ Nghệ. Xe chúng tôi cũng đã từng bon bon trên nhiều cung đường như thế, chợt nhận ra rằng, điều này chẳng phải đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội rất lớn cho bà con vùng DTTS&MN Nghệ An sao...
Đầu năm 2024, UBND huyện đã chính thức phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ”. Đến nay, nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ 3.400 con dê giống để cấp phát cho nhiều hộ đồng bào DTTS ở các xã Tà Rụt, Mò O, A Ngo, Húc Nghì (Đakrông, Quảng Trị).
Ngày 22/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Hội thi sáng kiến truyền thông về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2024.
Thuận Nam là một trong những địa phương giàu bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào các DTTS của tỉnh Ninh Thuận. Nhiều năm qua, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp luôn quan tâm huy động các nguồn lực chăm lo bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các DTTS sinh sống ở địa phương. Đặc biệt là từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), nguồn hỗ trợ đầu tư từ Chương trình đã tạo động lực để huyện thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch.
Nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đã tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động DTTS. Cùng với đó, nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động DTTS được triển khai. Nhờ đó, từ đầu năm 2024 đến nay số lao động người DTTS có việc làm ở các huyện miền núi ngày càng tăng.