Với việc thiết kế các mô hình hoạt động của Dự án 8 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: 2021-2025) vừa bám sát yêu cầu, mục tiêu, định hướng, vừa mang tính toàn diện, cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở. Theo đó, hoạt động từ những mô hình, đang góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của Dự án 8 tại địa phương về bình đẳng giới
Trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, tỉnh Tuyên Quang đặt mục tiêu nâng cao chất lượng dân số của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Với các hoạt động liên quan thuộc các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai hiệu quả, Tuyên Quang đang hướng tới hoàn thành mục tiêu này.
Xác định thực hiện công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm triển khai kịp thời các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Đặc biệt, địa phương đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng các mô hình phù hợp.
Dân tộc Chơ Ro cư trú lâu đời ở vùng núi thấp thuộc tỉnh Ðồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Do sinh sống gần kề hoặc đan xen với một số dân tộc khác nên nhiều nét văn hóa truyền thống của người Chơ Ro đã bị mai một. Tuy nhiên, hiện nay một số di sản văn hóa phi vật thể, các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống đã được ngành Văn hóa, chính quyền địa phương cùng người dân phục dựng lại, phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào.
Tối 3/10, tại thị trấn Phước Dân, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Ninh Phước tổ chức Hội thi văn nghệ dân gian và trình diễn trang phục Chăm. Tham gia Hội thi có trên 100 diễn viên, nhạc công đến từ các xã Phước Hữu, Phước Thái, Phước Hậu, Phước Thuận và thị trấn Phước Dân. Hội thi thu hút đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện đến xem cổ vũ phong trào văn nghệ dân gian gắn với Lễ hội Katê 2024.
Trong những ngày này, đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón Lễ hội Katê 2024 đầm ấm, vui tươi. Sau khi dâng lễ thần linh các đền tháp, bà con về làng tổ chức giỗ tổ nghề gốm, tưởng nhớ công ơn tiền nhân dày công sáng tạo, truyền dạy cho con cháu ngày nay. Không khí giỗ tổ gốm Chăm Bàu Trúc diễn ra rộn ràng từ khu dân cư đến đền thờ Pô Klong Can.
Sáng ngày 2/10 (nhằm ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch), đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn ở tỉnh Ninh Thuận nô nức vui đón Lễ hội Katê 2024. Lễ hội diễn ra rộng khắp tại tháp Pô Krong Garai thuộc phường Đô Vinh (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm); tháp Pô Rômê, đền Pô Inư Nưgar thuộc địa bàn xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước). Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đến dự lễ tại các đền tháp, thăm hỏi động viên Chức sắc Bàlamôn và các gia đình đồng bào Chăm tiêu biểu.
Chiều 1/10, Hội đồng phong tục làng Chăm Hữu Đức thuộc xã Phước Hữu (Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) tổ chức Lễ rước y trang nữ thần Pô Inư Nưgar và mừng đón Lễ hội Katê 2024 với tinh thần vui tươi, tiết kiệm, an toàn. Ông Trần Minh Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận và lãnh đạo các ban ngành đến dự chúc mừng cán bộ, Nhân dân địa phương vui đón Lễ hội Katê vui tươi, hạnh phúc.
Song song với công tác bảo tồn, truyền dạy, các cấp chính quyền tại Lạng Sơn thường xuyên tạo ra không gian văn hóa giúp cho các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian được giao lưu, biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện ở địa phương. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào các DTTS lan tỏa những di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, mà còn gắn kết bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch, góp phần tạo nên sức hút cho du lịch xứ Lạng.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo nên những điểm sáng văn hóa tại vùng cao xứ Lạng, trong đó nổi bật là việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các làn điệu dân ca. Qua đó, từng bước phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách khi đến với Lạng Sơn.
Lễ hội Ka tê là một trong những lễ hội đặc sắc của cộng đồng người Chăm, diễn ra ở không gian đền tháp, làng và các gia đình; nhằm để tạ ơn các vị thần linh, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc đã có nhiều công lao to lớn mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho dân làng. Chào mừng Lễ hội Ka tê 2024, tại làng Hữu Đức sẽ diễn ra nhiều hoạt động thể thao, múa tập thể ở sân vận động, biểu diễn nghệ thuật và dâng lễ vật từ ngày 01 - 05/10/2024. Đây là dịp để khách du lịch trong nước và quốc tế tìm về miền di sản văn hóa Chăm trải nghiệm và khám phá.
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Sáng 11/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận do đồng chí Lê Văn Bình, Chủ tịch làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận.
Ngày 10/9, Đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận do đồng chí Phạm Thị Bích Hà, Phó Chủ tịch làm Trưởng đoàn, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại huyện Thuận Bắc.
Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã tích cực xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, góp phần tác động tích cực môi trường sống trên địa bàn huyện.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từng bước thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi trên địa bàn huyện.
Non nước Cao Bằng với những nét đẹp trong cuộc sống, sinh hoạt của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Lô Lô… đã dệt nên kho tàng nghệ thuật sống động, độc đáo, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào. Tiêu biểu là những điệu múa dân gian như: múa sluông, múa Chầu, múa ba ba chũm chọe, múa bát, múa khèn.... có lịch sử hình thành lâu đời, có sức sống bền vững với thời gian.
Khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, dự địa để phát triển du lịch từ nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào các DTTS. Nhưng, như “nàng công chúa ngủ trong rừng”, các địa phương miền núi của xứ Thanh vẫn chưa thực sự “đánh thức” được nguồn tài nguyên đó để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
Nằm yên bình bên dòng suối Nậm Chà, bản Lả Chà của người Cống ở xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đang có những bước chuyển mình rõ nét nhờ có sự quan tâm, hỗ trợ từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cùng sự vươn lên từ nội lực người dân