Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) vừa là nguồn lực, vừa là động lực để giải quyết cơ bản các nhu cầu bức thiết của Nhân dân ở những địa bàn “lõi nghèo” của tỉnh Điện Biên. Với quyết tâm cao nhất, tỉnh Điện Biên đang tăng tốc để thực hiện các dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719 để “về đích” đúng hẹn các mục tiêu đề ra.
Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, địa phương đang tập trung thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Huyện được ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 2 phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị của Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết, thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 634 triệu đồng cho 215 hộ đồng bào Raglay lắp đặt hệ thống nước sạch sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Công tác xóa đói giảm nghèo là mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Những năm qua, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đã tranh thủ các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, phát huy nội lực, động viên tinh thần, ý chí vươn lên của người dân và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cho công tác giảm nghèo bền vững.
Những năm qua, công tác giảm nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa luôn được Đảng bộ, chính quyền quan tâm và thực hiện có hiệu quả bằng những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống kinh tế gia đình ổn định, qua đó góp phần vào mục tiêu phấn đấu giảm nhanh, bền vững tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh trong năm 2024.
Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái có 1.031 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, bằng uy tín và kinh nghiệm của mình họ đã thể hiện, phát huy tốt vai trò trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần cùng Nhân dân các dân tộc xây dựng quê hương, bản làng ngày càng phát triển, đóng góp vào những thành tựu chung của tỉnh Yên Bái.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ III, năm 2019, có 5/7 chỉ têu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh được cải thiện và nâng lên rõ rệt.
Xác định việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đổi mới, sáng tạo, lấy người học làm trung tâm; từ đó đã và đang mang lại những kết quả tích cực trong công tác dạy và học.
Chia sẻ về thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng theo nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, chính sách đã góp phần quan trọng vào việc huy động được nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ cho rừng của địa phương. Còn người dân sống gần rừng, thì có thêm thu nhập, cải thiện đời sống để thêm gắn bó với rừng.
Thực tế, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Những đứa trẻ sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 để xem xét, thảo luận, quyết định một số vấn đề quan trọng và cấp bách thuộc thẩm quyền nhằm kịp thời cụ thể hóa Luật Đất đai năm 2024...
Nhằm nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch số 2820/KH-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Văn Lãng ngày 30/10/2024 về thực hiện Tiểu dự án 2, Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS; coi đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần gắn kết cộng đồng và phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân từ du lịch. Do vậy, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực để Bắc Kạn hiện thực hóa điều này.
Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Bà Chamaléa Thị Lánh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian qua, tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ từ huyện đến cơ sở đã tập trung đẩy mạnh thực hiện Dự án 8 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên và người dân về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Không chỉ là một giải pháp hữu hiệu để ngành Văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới, mà Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, còn là cách góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động của mỗi người dân trong lĩnh vực này.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phối hợp với Công ty Pro Phương Nam tổ chức 5 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ở các cấp.
Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.
Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia hoặc đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.