Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu (Ban Quản lý), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tân Tiến.
Thực hiện Tiểu dự án 1 Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024, UBND huyện Tràng Định triển khai tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo. Qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng đã góp phần thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Chương trình đến người dân với nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú.
Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, góp phần vào nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.
Thời gian qua, thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp thêm nguồn lực để huyện Chi Lăng bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống trên địa bàn. Bên cạnh những kết quả tích cực, còn nhiều hạn chế, khó khăn cần được tháo gỡ. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Hoàng Đức Bình, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chi Lăng.
Nhằm thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, những năm qua, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm xuất khẩu lao động. Nhờ đó, đã nâng cao trình độ dân trí, tạo thuận lợi cho đồng bào DTTS có việc làm, tổ chức các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội LHPN huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, triển khai nhiều mô hình ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng đồng bào DTTS, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.
Theo kết quả Cuộc điều tra tình hình kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, dân tộc rất ít người Rơ Măm sinh sống tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum), với 150 hộ, 693 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,3%, hộ cận nghèo chiếm 36,4%. Từ kết quả của cuộc điều tra, Trung ương và tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều Chương trình, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc Rơ Măm. Qua đó, làm thay đổi toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc Rơ Măm.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, ngoài việc thực hiện các dự án, chương trình hỗ trợ sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn còn thực hiện các nội dung hỗ trợ nhằm cải thiện dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho Nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS.
Sáng 16/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai phối hợp với UBND xã Ia Lang, Trường Trung học cơ sở Siu Blễh (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ) tổ chức ra mắt Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Chi Lăng đã dành nguồn lực lớn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng. Nhờ đó đã tạo sinh kế, tạo việc làm, giúp hộ nghèo phát triển bền vững.
Qua thực hiện công tác giảm nghèo, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã giúp người dân trên địa bàn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao từ đồng bào các DTTS nằm trong vùng dự án.
Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ đã tích cực đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền như tổ chức tập huấn, hội thi, giao lưu… qua đó, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của phụ nữ DTTS.
Tại Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành và địa phương đã và đang tập trung vào công tác giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. Các giải pháp tạo việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo sinh kế bền vững được xem là động lực quan trọng.
Sau 05 năm kể từ cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ II năm 2019, tỷ suất chết thô của trẻ em ở một số DTTS có xu hướng gia tăng. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp đột phá hơn để cải thiện chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã triển khai các gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em trên địa bàn.
Trong nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề và tạo việc làm cho người dân, mang lại những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 đến 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực chính để Phú Thọ giải quyết những vấn đề bức thiết, cấp bách ở vùng DTTS của tỉnh. Vì thế, cùng với việc sâu sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh đã chú trọng công tác giám sát, bảo đảm dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của cộng đồng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả các công trình, dự án thuộc Chương trình MTQG 1719.