Với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại những kết quả thiết thực, từng bước làm thay đổi diện mạo huyện biên giới Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum).
Thực hiện Tiểu dự án 1- Dự án 6: Truyền thông giảm nghèo thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lắp đặt hệ thống thông tin cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về công tác giảm nghèo.
Những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung thông tin và truyền thông trong Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII “về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới” và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, qua đó từng bước nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giảm thiểu được tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các xã trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); giảm nghèo nhanh, bền vững gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc… là những nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm mà huyện Anh Sơn (Nghệ An) xác định trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những mục tiêu đó đang được huyện triển khai đúng hướng và lộ trình.
Chánh Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng vừa ký ban hành Kết luận thanh tra việc thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Thạch An.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), Chương trình đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng về nội dung trên.
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề cao ở khu vực Tây Nguyên ngày càng tăng. Trên thực tế, số lượng lao động là người DTTS khá lớn nhưng số người đã được qua đào tạo chưa nhiều, làm hạn chế cơ hội tìm được việc làm và mang lại thu nhập cho người dân. Điều đó cho thấy yêu cầu mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động DTTS là một trong những yếu tố tiên quyết, để đáp ứng nhu cầu thực tế về sử dụng lao động của cơ quan-doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.
Triển khai Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS thông qua thay đổi tư duy nhận thức và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Thời gian qua, nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là triển khai Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác đào tạo, giáo dục ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang đã có nhiều đổi thay tích cực.
Mới đây, tại Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã thông tin về tình hình triển khai thực hiện Dự án 1 về Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và Dự án 2 về Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025).
Chiều 6/11, tại thôn Hữu Đức, UBND xã Phước Hữu tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) tổng hợp Nông nghiệp và Du lịch Bầu Zôn. Đây là mô hình kinh tế tập thể gắn dịch vụ nông nghiệp với du lịch đầu tiên được thành lập đi vào hoạt động ở vùng đồng bào Chăm trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đến dự có ông Lê Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và lãnh đạo các ban, ngành, chính quyền địa phương.
Xác định công tác giảm nghèo là mục tiêu quan trọng, những năm qua huyện Bình Gia đã thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, giúp người dân thụ hưởng các chính sách kịp thời, hiệu quả, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần vào công tác giảm nghèo của tỉnh.
Việc hỗ trợ trâu giống tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đang triển khai, kỳ vọng sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho những hộ nghèo, cận nghèo, góp phần phát triển kinh tế. Bên cạnh được hỗ trợ con giống, kỹ thuật, thì các hộ dân mong muốn được hỗ trợ hơn nữa về công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt trong thời điểm thời tiết giao mùa đang đến.
Những năm qua, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm triển khai phát huy hiệu quả nguồn lực từ chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc, qua đó, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở những địa bàn khó khăn, tạo sinh kế, giải quyết việc làm..., giúp đồng bào DTTS trên địa bàn thoát nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Một trong những nội dung được thiết kế trong Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, là tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản. Đây chính là diễn đàn quan trọng để người phụ nữ vùng đồng bào DTTS được lên tiếng, được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bản thân về cuộc sống gia đình, xã hội…, qua đó, các cấp, các ngành có những giải pháp giúp đỡ, tổ chức hiệu quả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới.
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế quan tâm, đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hoạt động này vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Ngày 5/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi "Sáng kiến truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024". Với sự chuẩn bị chu đáo, các đội thi đã mang đến những phần thi ấn tượng, mang đậm hơi thở cuộc sống và thể hiện được kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình.
Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Chương trình MTQG 1719), đồng bào Raglay ở thôn Tà Dương, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đã phát triển mô hình nuôi bò sinh sản.
Bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, thời gian qua, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào DTTS tại Lạng Sơn đã và đang từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi.