“Nhà em giữa nắng vàng/ Con suối tràn bờ đá/ Hương rừng thơm mùa Hạ/ Đường chiều về quanh co”… Lời bài hát “Nhà em ở lưng đồi” khiến nhiều người như tìm thấy không gian bản làng của mình trong đó. Tại huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) có một bản làng nằm kề bên thị trấn Vĩnh Lộc, qua bao năm tháng vẫn khoác lên nét đẹp nguyên sơ, bình yên, mang đậm bản sắc văn hóa người Tày, đó là bản Đồng Hương.
Tỉnh Bắc Giang đã và đang hoàn thiện các điều kiện để triển khai Dự án 8 - “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 265/CĐ-TTg ngày 17/4/2023 về việc tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản; thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Nằm trong khuôn khổ Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, ngày 15/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Diễn đàn Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tham dự Diễn đàn có ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị, địa phương và đông đảo các nghệ nhân dân gian là đồng bào DTTS.
Cô đỡ thôn bản được ví như cánh tay nối dài của ngành Y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng DTTS và miền núi. Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã có cơ chế chính sách để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản. Tuy nhiên, từ thực tế mỗi nơi một cách làm, do vậy hoạt động của cô đỡ thôn bản gặp không ít khó khăn. Để phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn bản, cần sự quan tâm hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai vận dụng kịp thời, linh hoạt hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cô đỡ thôn bản...
Trong 4 ngày (từ ngày 8 - 11/4), tại TP. Cần Thơ, nhóm hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng tổ chức “Tuần Du lịch Văn hóa Tây Bắc năm 2023” chương trình với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, mang đậm hương sắc của khu vực Tây Bắc nhằm xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch giữa vùng Tây Bắc và các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, đây là dịp để các nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội, hợp tác đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
Giữa lòng phố núi Pleiku (Gia Lai) nhộn nhịp, những ngôi làng của đồng bào Gia Rai vẫn giữ nguyên cho mình nét văn hóa độc đáo với những phong tục truyền thống tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (tỉnh Kon Tum) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tỉnh Kon Tum tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na nói riêng trên địa bàn.
Điệu hát then với đàn tính là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng ở vùng núi phía Bắc. Khi di cư vào Phú Yên, đồng bào dân tộc Tày xem việc lưu giữ nét văn hóa này chính là "giữ hồn của quê hương" ở vùng đất mới.
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Đối với đồng bào dân tộc Thái, Keng Loóng là món ăn tinh thần không thể thiếu, nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn mỗi người. Hiện nay, tại nhiều bản làng người Thái, Keng Loóng (chày cối giã gạo) được người dân sử dụng như một lời chào đến với những du khách gần xa, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bằng đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Ba Na ở huyện Kbang (Gia Lai) đang duy trì nghề dệt thổ cẩm với mong muốn góp phần vào việc giữ gìn loại hình văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên.
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương vừa thông tin cập nhật về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Theo đó, Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021 - 2025 chỉ điều chỉnh, bổ sung những yêu cầu nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển Chương trình OCOP và đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở các địa phương.
Thời gian gần đây, du lịch sinh thái miền Tây khá phát triển. Đặc biệt, tận dụng lợi thế nhiều sông, rạch, các địa phương đã đưa phương tiện xuồng chèo vào khai thác trong các Tour du lịch. Du khách ngoài việc được di chuyển bằng xuồng để tham quan, còn được trải nghiệm chèo xuồng trên các kênh, rạch, hòa mình vào sông nước miền Tây.
Chính phủ đã có Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Bản Lao Chải thuộc xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có 40 hộ dân sinh sống. Tất cả đều là đồng bào Mông. Cùng với bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào ở Lao Chải, là phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình, khí hậu mát mẻ quanh năm... đã và đang hấp dẫn du khách tìm đến Lao Chải trải nghiệm, chiêm ngưỡng ngày càng nhiều.
Lào Cai là tỉnh có trên 60% dân số là đồng bào DTTS. Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc văn hóa riêng, trong đó, thổ cẩm đã gắn liền với đời sống, văn hóa tinh thần của đồng bào. Phấn khởi là, thổ cẩm đang trở thành mặt hàng có giá trị, giúp đồng bào vùng cao có thêm thu nhập.
Thời gian qua, việc Livestream bán hàng Online của các chị em HTX thổ cẩm Pà Thẻn, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, Hà Giang đã được chú trọng. Từ những buổi bán hàng như thế này, những sản phẩm thổ cẩm Pà Thẻn ngày càng đến gần hơn với khách hàng, tăng gấp 2 lần lợi nhuận so với cách bán hàng truyền thống.